20/12/2013 02:25 GMT+7

Để triệt nạn bạo hành trẻ em

Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM
Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM

TT - “Trẻ em là hôm nay. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình - tương lai của đất nước”. Điều đó hầu hết ai cũng biết và là câu nói, khẩu hiệu quen thuộc của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.

Thế nhưng thực tiễn cho thấy có không ít trẻ em ở nơi này, nơi khác đang bị đánh đập, hành hạ làm cho khủng hoảng, mang thương tích, thậm chí tử vong. Mà mới nhất là vụ hai bảo mẫu của cơ sở mầm non tư thục Phương Anh gây xôn xao dư luận.

Theo thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, trong vòng ba năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam có gần 4.000 em bị bạo hành. Tuy nhiên, đấy chỉ là số vụ có trình báo, còn thực tế là bao nhiêu thì chưa có thống kê đầy đủ.

Như vậy, trẻ em vẫn chưa được chăm sóc, bảo vệ tốt về góc độ đạo đức xã hội và pháp luật. Phải chăng vì dân ta ít tình thương đối với trẻ em? Phải chăng vì nước ta thiếu luật pháp chăm sóc, bảo vệ trẻ em? Không bao giờ là như vậy! Bởi lẽ từ xa xưa, truyền thống của dân tộc ta đã là “kính già, yêu trẻ”. Bởi lẽ, từ năm 1990 Việt Nam đã là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và từ năm 1991 đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, được sửa đổi vào năm 2004. Tính đến nay, Việt Nam đã có khoảng 22 luật, văn bản pháp luật khác có liên quan đến quyền trẻ em. Từ năm 2011 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em... Vậy thì vì sao tình trạng bạo hành trẻ em cứ xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng?

Thiết nghĩ có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể: chính quyền nói nhiều, ban hành văn bản nhiều nhưng làm, phát hiện và giải quyết vi phạm không tương xứng. Về phía gia đình và nhà trường, có sự buông lỏng hoặc có phương pháp sai lầm trong việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Về phía xã hội, việc tuyên truyền pháp luật chưa sâu rộng; thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm chưa kịp thời, quyết liệt.

Trước thực trạng như đã nêu trên, tôi nghĩ đã đến lúc hãy xem việc chung tay triệt nạn bạo hành trẻ em là chuyện khẩn cấp. Hãy có những biện pháp như:

- Vận động cộng đồng xã hội chung tay. Thiết lập nhiều đường dây nóng để phản ánh thực trạng bạo hành trẻ em và để hiến kế triệt thực trạng này.

- Phát hiện và xử lý trách nhiệm (hành chính, hình sự, dân sự) của gia đình, nhà trường, cơ quan hữu quan khi không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Đặc biệt với những việc hành hạ trẻ em lệ thuộc mình do có quan hệ gia đình, thầy trò, lao động... thì cần truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi về tội hành hạ người khác và buộc bồi thường thiệt hại chứ không dễ dãi xử lý hành chính. Còn đối với hành vi hành hạ trẻ em gây thương tích, chết người thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hình sự tội tương ứng như cố ý gây thương tích, giết người.

- Cơ quan quản lý nhà nước cần yêu cầu các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non (nhà trẻ, trường mầm non, nhóm nuôi trẻ gia đình...) không phân biệt công, tư phải: niêm yết công khai giấy phép thành lập và cho phép hoạt động; người nuôi dạy, chăm sóc trẻ phải qua tập huấn kỹ năng nghề nghiệp, pháp luật cơ bản về việc giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em và ký văn bản cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Các cơ sở nuôi dạy, chăm sóc trẻ hoạt động không có giấy phép cần phải bị xử lý ngay bằng biện pháp luật định.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp