23/06/2018 19:24 GMT+7

Đề thi hỏi về tiền, thí sinh viết làm nhiều người rơi lệ

VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG
VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG

TTO - "Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế?..." bài làm văn của một thí sinh về vai trò của đồng tiền khiến nhiều người bật khóc.

Đề thi hỏi về tiền, thí sinh viết làm nhiều người rơi lệ - Ảnh 1.

Khuôn mặt đăm chiêu của thí sinh sau khi làm xong một đề thi độc và lạ - Ảnh: NHƯ HÙNG

Cùng với sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, thời gian gần đây nhiều giáo viên, chuyên viên giáo dục các cấp cũng nỗ lực đổi mới cách ra đề thi, đề kiểm tra. Vì thế, đã có nhiều đề thi... gây bão.

Đôi khi chỉ là một hình ảnh, một đoạn văn hay một vấn đề thật gần gũi trong cuộc sống... nhưng cách đặt câu hỏi của người ra đề không chỉ khiến thí sinh có những bài viết "để đời" và "gây bão" dư luận.

Học sinh thời nay mạnh dạn, thẳng thắn hơn rất nhiều so với thế hệ trước. Đặc biệt nhiều em có ý thức công dân rất cao

Cô Đặng Nguyệt Anh nhận xét về bài làm của học sinh trước những vấn đề thời sự được đưa vào đề thi

Từ câu chuyện của Hiếu

Năm 2011 - vào thời điểm xu hướng ra các đề thi độc, lạ và mở chưa thực sự nở rộ như hiện thời thì câu chuyện của Nguyễn Trung Hiếu, một học sinh nghèo Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã "gây bão" dư luận trong thời gian khá dài. "Nêu quan điểm của anh/chị về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống".

Và đây là mở đầu bài làm của Hiếu: "Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?" - đó là "điệp khúc" mẹ cất lên hằng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên hỏi con: "Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ?".

Mở đầu bài văn gây sốc, câu chuyện có thật của Hiếu như vậy đã khiến nhiều người khi ấy bật khóc. Ai cũng nghĩ học sinh Trường Ams đều thuộc diện "con nhà giàu" nhưng Hiếu thì hoàn toàn khác.

Bài viết về "tiền" của Hiếu làm lay động nhiều bạn trẻ, tạo nên một làn sóng "suy tư" về đồng tiền. Nhưng ít ai biết về câu chuyện nối dài sau này của Nguyễn Trung Hiếu. Cậu học trò có "bài văn lạ" đã vào vòng phỏng vấn để sau một thời gian ngắn, em được một trường tại Mỹ cấp học bổng cho học tiếp.

Trước khi lên đường, Hiếu chia sẻ: "Thực sự em đã rất ngại khi bài văn của mình được đăng lên báo nhưng cũng nhờ vậy mà em mới biết rằng xã hội mình còn có rất nhiều tấm lòng đáng quý, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ. Còn trước đây em từng suy nghĩ tiêu cực, chỉ thấy con người vụ lợi và có phần bất công khi gia đình mình lại khó khăn đến vậy".

"Bài văn lạ" giúp Hiếu nổi tiếng, gia đình em đã nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô, bạn bè và cả những người em chưa biết mặt. Một bài văn làm lay động trái tim nhiều người và rồi những chia sẻ ngọt bùi với Hiếu đã lay động trái tim em, giúp cậu học trò nghèo xóa đi những mỏi mệt, u ám để nhìn cuộc sống đẹp đẽ hơn.

Đề thi hỏi về tiền, thí sinh viết làm nhiều người rơi lệ - Ảnh 3.

Đề thi văn lớp 10 năm học 2014-2015 của Sở GD-ĐT TP.HCM - Ảnh: tư liệu

Đến những bức ảnh biết nói

Đề văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM năm 2013 đã gây xôn xao dư luận, làm nức lòng thí sinh bởi lần đầu tiên trong đề văn có cả một... hình biếm họa cùng câu chuyện hiện đại, thời sự về ngôn ngữ chat.

Sau đó, đề thi vào lớp 10 chuyên văn năm 2014 của Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục có một bức ảnh ẩn chứa nhiều thông điệp. Bức ảnh đã khiến nhiều thí sinh phát biểu trên các phương tiện truyền thông là tạo cảm hứng đặc biệt để viết bài.

Bức ảnh có một người thanh niên đứng trên rất nhiều thang chồng lên nhau nhưng vẫn không thể trèo qua bức tường. Đề thi đặt câu hỏi: "Trong hình trên, phải chăng người thanh niên không thể vượt qua được bức tường vì chưa có đủ số thang? Từ việc trả lời câu hỏi ấy, em hãy rút ra bài học cho bản thân mình".

Tại kỳ thi học sinh giỏi văn ở TP.HCM năm học 2015-2016 đề thi có hình ảnh một nhà tuyển dụng hỏi một sinh viên mới ra trường: Bạn đã học rất giỏi ở trường và có rất nhiều giấy khen. Nhưng còn các kỹ năng sống của bạn thì sao?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, thành viên ban ra đề thi môn văn tuyển sinh lớp 10 năm 2013 và 2014, bộc bạch: "Đối với môn văn, hình ảnh trong đề thi mang tính chất liên tưởng, gợi mở và tạo sự mới lạ, tạo sự lôi cuốn và hứng thú cho thí sinh trong quá trình làm bài. Vì hình ảnh cũng là một dạng ngôn ngữ, mô tả hiện thực cuộc sống".

Đề thi hỏi về tiền, thí sinh viết làm nhiều người rơi lệ - Ảnh 4.

Một thí sinh khoe với phụ huynh đề thi lạ mà mình vừa hoàn thành xong - Ảnh: TƯỜNG HÂN

Đề thi... thời sự

Không chỉ có các đề thi tầm quốc gia mà ở nhiều đề thi chọn học sinh giỏi các cấp, thậm chí đề kiểm tra cho học sinh đại trà tại trường trong 5-7 năm qua, những vấn đề thời sự nóng bỏng hoặc các vấn đề gây bức xúc, những hiện tượng đang được giới trẻ quan tâm đã được chú trọng đưa vào đề thi. Rõ nhất là trong các đề thi môn ngữ văn. Bên cạnh đó là các đề thi môn lịch sử, địa lý...

Trong bối cảnh tàu cá Việt Nam bị phía Trung Quốc khiêu khích và tấn công, một đề kiểm tra như thế này đã được ra cho học sinh tiểu học:

"Nhập vai một em nhỏ có bố là thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá của Việt Nam vừa bị Trung Quốc bắn cháy cabin, con hãy viết một bức thư gửi nhà lãnh đạo Trung Quốc để bộc lộ những cảm xúc và ước mong". Đây là một đề văn ra cho học sinh lớp tiểu học ở trung tâm Trí Đức (Hà Nội).

Năm 2017, ở Trường THPT Lê Quý Đôn, một đề kiểm tra khác làm "dậy sóng" đối với học sinh lớp 12 khi đề cập về chuyến công du châu Á sắp tới của Tổng thống Mỹ D.Trump cùng phu nhân Melania tới các nước Nhật, Hàn, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam... Người ra đề là thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử của trường này.

Câu hỏi liên quan tới sự kiện này là "Vì sao ông Trump lại chọn các quốc gia và địa điểm trên trong Asian tour của mình?".

Đây chỉ là một đề kiểm tra 15 phút nhưng thời hạn làm bài lại siêu thoải mái là một tuần. Theo thầy Đăng Du, việc đưa các vấn đề đời sống vào đề thi là cách giúp học sinh hứng khởi, đòi hỏi các em phải tư duy tổng hợp, biết cách tra cứu tài liệu.

Bám thời sự, tạo cảm hứng

Cũng với tinh thần bám "thời sự" để lấy cảm hứng cho học sinh, nhiều cô giáo đã đưa ra những đề thi theo cách trích dẫn một nội dung trên báo, chương trình thời sự của truyền hình để yêu cầu học sinh phát biểu suy nghĩ. Ví như câu chuyện lái xe taxi từ chối đưa người bị nạn đi cấp cứu hay yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ về việc "giải cứu dưa hấu" (Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội).

Phụ huynh băn khoăn đề thi văn hỏi về

TTO - Đó là đề thi kiểm tra cuối học kỳ 2 môn văn dành cho học sinh khối 11 Trường THPT Trấn Biên, tỉnh Đồng Nai.

Những đề thi gây 'bão' - Kỳ tới: Tranh cãi

VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp