20/01/2018 10:44 GMT+7

Để 'then chốt' không bị trục trặc

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Lần đầu tiên Ban Tổ chức trung ương tổ chức hội nghị thảo luận chuyên đề chống "chạy chức, chạy quyền" và khẳng định đây là một trong những "nhiệm vụ cấp bách" của ngành tổ chức xây dựng Đảng.

Để then chốt không bị trục trặc - Ảnh 1.

Nhắc lại tư tưởng Hồ Chí Minh - "cán bộ là cái gốc của công việc", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: 

Nếu xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công việc của ban tổ chức các cấp là then chốt của then chốt. Nếu "chốt" rắn chắc, cứng cáp thì công việc trôi chảy, suôn sẻ; còn nếu chẳng may cái "chốt" này mà mọt hoặc trục trặc thì không biết tình hình sẽ thế nào".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhìn vào công tác cán bộ trong suốt thời gian dài đã qua thì thấy rất rõ ở một số nơi đã xảy ra tình trạng "then chốt" bị "mối mọt", khiến cánh cửa công đường mở rộng để những kẻ "chạy chức, chạy quyền" chui sâu, leo cao. 

Thậm chí, trong công tác cán bộ có những trường hợp bị người dân mỉa mai gọi là "con voi chui lọt lỗ kim", mà trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là một ví dụ. 

Hoàn toàn có căn cứ để tin rằng một số trường hợp bị phát hiện, bị xử lý thời gian qua mới chỉ là "phần nổi của tảng băng".

Tổng bí thư biểu dương, khen ngợi Ban Tổ chức trung ương đã nỗ lực tham mưu nhiều đề án, nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong 2 năm qua, cố gắng "bịt lỗ hổng" trong công tác nhân sự, hướng tới các giải pháp căn cơ, bài bản hơn. 

Đồng thời người đứng đầu của Đảng bày tỏ trăn trở trước thực trạng tinh vi, phức tạp của nạn chạy chức, chạy quyền. "Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai?" - tình trạng nhức nhối mà Tổng bí thư nêu lên cũng chính là bức xúc của nhân dân.

Vấn đề quan trọng nhất đặt ra là: làm gì để các "then chốt" không bị gỉ mọt? Rõ ràng, nếu chỉ giáo dục chính trị, tư tưởng, chỉ trông chờ vào đạo đức của người cán bộ thôi thì chưa đủ. 

Muốn chống chạy chức chạy quyền, tuyển chọn hiền tài thực sự vào bộ máy thì đồng thời với chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chí, tiêu chuẩn của từng vị trí, chức danh, cần có những quy trình để công tác này thực chất, hiệu quả.

Chung quy lại, để tuyển chọn cán bộ, đến nay trên thế giới có ba phương pháp chính: bầu cử, thi cử và bổ nhiệm, tiến cử. Tính hiệu quả của các phương pháp này phụ thuộc vào sự công khai, minh bạch, dân chủ và trách nhiệm giải trình trong các quy trình lựa chọn.

Trong năm 2017, một số cơ quan Đảng, Chính phủ, địa phương bước đầu thực hiện thí điểm thi tuyển công khai một số chức danh như vụ trưởng, vụ phó, trưởng phòng... đã thấy rõ tính hiệu quả, thuyết phục của nó.

Nhưng tìm được người tài mới chỉ là một phần việc của công tác tổ chức cán bộ. Phần còn lại cũng quan trọng không kém là sử dụng, phát huy, đặc biệt là giám sát, kiểm soát đội ngũ cán bộ, làm sao để họ phát huy hết năng lực nhưng không lộng quyền, lạm quyền. 

Nhiều ý kiến cho rằng làm việc này không quá khó, một khi đã thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ - "cán bộ là đầy tớ của nhân dân" - thì phải trao cơ chế cho nhân dân kiểm soát, giám sát, đặc biệt là cơ chế để dân đánh giá tín nhiệm, đo chỉ số hài lòng đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

Khi đã tuyển chọn được cán bộ tốt, sử dụng hay, lại kiểm soát, giám sát chặt chẽ thì không còn lo "then chốt" bị gỉ mọt nữa. 

Lấy tiền bảo kê chạy chức: Nguyên chánh thanh tra nói "tôi không biết" ​“Chạy chức xong, phải vơ vét mới đủ bù!” Nhiều người học tiến sĩ chỉ vì chạy chức chạy quyền
LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp