30/05/2015 00:10 GMT+7

​Đề phòng trẻ cảm lạnh khi nắng nóng kéo dài

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Trong những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng trẻ bị cảm lạnh đến khám tại bệnh viện tăng cao hơn so với bình thường từ 10-15%.

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ chỉ có thể bị cảm lạnh trong mùa lạnh, nhưng thực tế, nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như: viêm họng, ho, chuyển biến nặng hơn là viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi ngay trong thời tiết nắng nóng… và do bị nhiễm lạnh lâu dần dẫn tới cảm lạnh nhưng bố mẹ không để ý.

Nguyên nhân dẫn tới cảm lạnh

Hầu hết phụ huynh cho trẻ ngủ ở nơi lộng gió, sử dụng quạt thốc thẳng vào mặt hoặc nằm ngủ trong phòng có điều hòa để nhiệt độ quá thấp.

Nắng nóng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn trong khi người lớn sợ trẻ lạnh lại ủ ấm cho con quá mức, nhất là đối với trẻ sơ sinh, gây đổ mồ hôi ngấm ngược vào cơ thể.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh sai lầm khi cho trẻ tắm mát ngay khi vừa chạy nhảy, vận động. Lúc này cơ thể bị nóng lạnh đột ngột, rất dễ gây cảm lạnh. Do vậy, khi cơ thể ra nhiều mồ hôi không tắm ngay mà phải ngồi một lúc ở nơi thoáng mát cho ráo mồ hôi mới tắm.

Mùa hè cũng là thời điểm phụ huynh cho con đi biển, đi bơi nhiều. Trẻ thường thích nước nên cha mẹ cho tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước thời gian lâu cũng rất dễ bị cảm lạnh.

hinh-2-1433220264.jpg

Phòng cảm lạnh cho trẻ

Để phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi lắp điều hòa phải có quạt thông gió để tốc độ gió luân chuyển tốt. Nhiệt độ trong phòng điều hòa không cách biệt quá 5 độ C đối với nhiệt độ ngoài trời. Thường xuyên mở cửa sổ đổi gió để đảm bảo trao đổi đối lưu giữa không khí trong và ngoài.

Ngoài ra, chỉ nên cho trẻ ở trong phòng điều hòa từ 3 - 4 giờ là vừa. Khi đang đi ngoài đường nắng nóng không nên bật ngay điều hòa mà cần phải lau mồ hôi trước để tránh nhiễm lạnh đột ngột. Nên tắt điều hòa 15 – 20 phút trước khi cho trẻ ra khỏi phòng.

Để tốc độ quạt nhỏ, tản hướng. Về khuya hoặc gần sáng thường lạnh, cha mẹ đắp cho trẻ một khăn mỏng lên bụng hoặc có thể tắt quạt.

Thường xuyên cho trẻ uống nước để vừa giảm nóng vừa bù lượng nước bị mất do tiết mồ hôi. Nên cho trẻ uống nước lọc, đặc biệt uống thêm nước trái cây tươi để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm, không nên tắm nước lạnh, nhất là vào buổi tối. Trẻ đi biển, đi bơi chỉ nên ngâm mình dưới nước 30 phút, lâu nhất là tới 1 tiếng.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh khói thuốc lá trong phòng. Bên cạnh đó, không để trẻ uống nhiều nước đá, ăn thức ăn lạnh khi mới chạy nhảy xong.

Sau khi tắm cho trẻ, không nên bật quạt ngay. Đồng thời, không để trẻ nằm quạt liên tục; tránh để quạt, luồng gió máy lạnh thổi thẳng vào mặt, mũi của trẻ. Quạt cần để xa, có thể hướng quạt vào tường hoặc phía chân của bé khi ngủ.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: cảm lạnh nắng nóng
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp