07/05/2019 12:08 GMT+7

Để người dùng giảm tiền mặt, phải tháo rào cản

LÊ THANH - ÁNH HỒNG
LÊ THANH - ÁNH HỒNG

TTO - Nhiều người dân đã thay đổi thói quen thanh toán, nhưng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt thì còn nhiều việc cần làm.

Để người dùng giảm tiền mặt, phải tháo rào cản - Ảnh 1.

Người dân thanh toán tiền mua hàng bằng thẻ ATM, Visa tại cửa hàng PNJ, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương - cho rằng lý do khiến thanh toán điện tử còn hạn chế là niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp (DN) kinh doanh thương mại điện tử. 

Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, tổng giao dịch thương mại điện tử năm 2018 đạt 8 tỉ USD. Tuy nhiên, tổng mức thanh toán trực tuyến trên tổng mức thanh toán bán lẻ hàng hóa chỉ đạt 3-4%. Khoảng 80% người mua hàng trực tuyến vẫn dùng phương thức thanh toán COD, tức trả tiền và nhận hàng.

Với số liệu này, ông Đào Minh Tuấn - phó tổng giám đốc Vietcombank - bình luận rõ ràng người dân đã thay đổi thói quen mua hàng. Có rất nhiều DN cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến. Thế nhưng 80% thanh toán vẫn bằng tiền mặt dù mua hàng online, nên rào cản lớn vẫn là niềm tin.

Đối với thanh toán thương mại điện tử, bà Huyền cho rằng một quy trình thanh toán chất lượng và không dùng tiền mặt cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới. Đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết đang bàn với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số để xử lý câu chuyện khách hàng không tin vào các DN thương mại điện tử. Rõ ràng cần phải có biện pháp giải quyết việc giao hàng không đúng, hàng xấu không đổi được... để tăng niềm tin cho người tiêu dùng. 

Ông Đào Minh Tuấn cho rằng để thúc đẩy thanh toán điện tử nói chung và cụ thể là thay đổi thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho cả DN và người dân thì nên có chính sách thuế ưu đãi cho phù hợp, đặc biệt là với những DN tham gia thanh toán điện tử. "Ưu đãi về thuế sẽ thu được nhiều thuế hơn khi tài chính, doanh thu được minh bạch" - ông Tuấn nói.

Trong khi đó, Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục chính sách thúc đẩy chi trả lương qua tài khoản, thúc đẩy các đơn vị chi tiêu công, các ngành lớn như giao thông, cầu đường, y tế, giáo dục... triển khai dự án để có thể sử dụng thẻ thanh toán các loại phí. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ quảng bá trên các phương tiện truyền thông.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro trong giao dịch thẻ, Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong giao dịch thẻ, nghiên cứu cơ chế xác thực giao dịch mới (OTP, Cash by code, vân tay...) thay cho xác thực bằng PIN.

Có tài khoản vẫn thanh toán tiền mặt

Theo thống kê của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, 60% người dân đủ độ tuổi được phép đã mở tài khoản nhưng chỉ có 20% sử dụng tài khoản để thanh toán, còn lại 80% vẫn thanh toán bằng tiền mặt.

Không chỉ cá nhân, mà rất nhiều DN cũng e ngại các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng cung cấp như máy chấp nhận thanh toán POS, hay các dịch vụ thanh toán có kết nối ngân hàng với DN. Thực chất đây là vấn đề nhận thức của người dân và DN trong vấn đề lợi ích cũng như tiện ích của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán không dùng tiền mặt cần công thức 3-1-0

Chỉ cần đáp ứng được quy tắc 3-1-0 sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn trong dịch vụ thanh toán.

LÊ THANH - ÁNH HỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp