05/04/2019 12:26 GMT+7

Đề nghị TAND tối cao giải thích thế nào là 'dâm ô'?

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Những tranh cãi và vướng mắc trong quá trình xử lý tội dâm ô đã khiến các luật sư đề nghị TAND tối cao và các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích khái niệm này.

Đề nghị TAND tối cao giải thích thế nào là dâm ô? - Ảnh 1.

Bé gái bị một người đàn ông lạ mặt ôm trong thang máy - Ảnh cắt từ video


Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) vừa có công văn gửi TAND tối cao đề nghị hướng dẫn và giải thích áp dụng pháp luật liên quan đến hành vi dâm ô, hiếp dâm trẻ em.

Theo đó, luật sư Hùng đang tham gia bảo vệ cho cháu Q. (9 tuổi) là nạn nhân vụ án "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" xảy ra ở Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Quá trình giải quyết vụ án, luật sư Hùng cho rằng quy định pháp luật hiện chưa rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất, phụ thuộc vào việc đánh giá của các cơ quan thực thi pháp luật.

Cụ thể, liên quan đến tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi", có 2 tài liệu giải thích khái niệm "dâm ô" là thông tư liên tịch số 01/1998 và bản tổng kết hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và hành vi giao cấu khác về mặt tình dục của TAND tối cao.

Tuy nhiên, đây là những tài liệu đã hết hiệu lực áp dụng. Trong khi đó Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2018) lại chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là hành vi dâm ô.

"Khái niệm dâm ô trước đây liệt kê hành vi là như sờ, bóp... Trong khi tội phạm hiện đại có thể như nhìn trộm nạn nhân, quay trộm video, chụp ảnh... lại không được đề cập.

Đề nghị TAND tối cao giải thích thế nào là dâm ô? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cũng cần quy định rõ bộ phận nào là bộ phận kích thích tình dục, chứ không thể tùy nghi hiểu, áp dụng được. Trong xã hội hiện đại, khi yếu tố nhân quyền, con người được tôn trọng nhiều hơn thì việc đụng chạm cơ thể trực tiếp, hay gián tiếp đều gây ra sự bức xúc, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý nạn nhân.

Trong khi đó, nhiều đối tượng lợi dụng việc đụng chạm cơ thể phụ nữ cũng đủ thỏa mãn như việc sờ mó chân tay, người, tóc... nạn nhân và các hành vi như 'cưỡng hôn'" - luật sư Nguyễn Ngọc Hùng kiến nghị.

Theo luật sư Hùng, việc dựa vào yếu tố "nhằm thỏa mãn tình dục" là hoàn toàn đánh giá dựa trên cảm nhận chủ quan của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, chưa có tiêu chí, quy định thế nào là "nhằm thỏa mãn tình dục". Luật sư Hùng đặt vấn đề nếu đối tượng khai báo không nhằm thỏa mãn tình dục, liệu cơ quan thực thi pháp luật có chứng minh được họ nhằm thỏa mãn tình dục hay không?

Thời gian qua, rất nhiều chuyên gia pháp lý đã có ý kiến mạnh mẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích lại khái niệm "thế nào là dâm ô" để phù hợp với tình hình hiện tại. 

Luật sư Trần Minh Hải (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) thì cho rằng: điều luật 146 Bộ luật hình sự quy định tội dâm ô với người dưới 16 tuổi với mức hình phạt đến 12 năm tù nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên trước hành vi dâm ô.

Tuy nhiên, điều luật này hiện có nguy cơ bị vô hiệu hóa bằng cách diễn giải vừa lỗi thời, vừa không phù hợp pháp luật và thực tiễn.

TÂM LỤA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp