10/12/2018 08:22 GMT+7

Đề nghị sửa luật để giảm số phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội như vậy khi trình bày sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.

Đề nghị sửa luật để giảm số phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Ảnh: L.THANH

Sáng 10-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên 29. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Tại phiên họp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Ông Long báo cáo Chính phủ đề nghị bổ sung dự án luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 (trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, thông qua tại kỳ họp thứ 8).

Lý do đưa ra đề xuất trên, ông Long trình bày nhằm thể chế hóa nghị quyết số 18 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, trong đó tập trung vào các nội dung:

Nghiên cứu giảm hợp lý số lượng đại biểu HĐND các cấp và giảm đại biểu HĐND công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước, giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để thực hiện từ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Quy định khung số lượng các cơ quan trực thuộc HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện và khung số lượng cấp phó của các cơ quan này;

Nghiên cứu ban hành quy định để thực hiện hợp nhất Văn phòng HĐND, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng UBND cấp tỉnh thành một văn phòng tham mưu giúp việc chung…

Ngoài lý do trên, cũng theo bộ trưởng Long, việc cần thiết phải có Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương là do có nhiều bất cập, hạn chế khi triển khai trên thực tế.

Chẳng hạn như một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chưa rõ…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý có những định hướng rất quan trọng được nêu trong Nghị quyết Trung ương rất rõ là bộ máy phải tinh gọn, có những cái phải sáp nhập lại.

Hiện một số ngành đang làm rồi như ngành tài chính, không nhất định huyện nào cũng có chi cục thuế, chi cục kho bạc mà đi theo khu vực, đảm bảo không lãng phí.

Thực tế, có nơi lập ra chi cục thuế mà thu không đủ chi cho bộ máy. Do vậy, chưa nhất định phải sửa luật mà vẫn có thể làm được.

Ngoài Luật sửa đổi bổ sung một số điều của tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền quyền địa phương trong chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2019, trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8, Chính phủ đề nghị bổ sung Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức và Luật viên chức.
LÊ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp