Phóng to |
Bữa ăn đạm bạc của học sinh nội trú điểm trường Tả Lùng Thắng, Mường Khương, Lào Cai - Ảnh: N.Khánh |
* Ông Trần Quang Trung (cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế):
Nên có chính sách để giảm giá sữa
Ông Trần Quang Trung - Ảnh: Hoàng Ngọc |
Ở nước ta, Bộ Lao động - thương binh và xã hội cũng đã có đề án sữa học đường sắp trình Chính phủ, nhưng muốn khả thi thì phải có những chính sách như hỗ trợ về thuế, vốn và giống bò sữa để phát triển đàn bò sữa thì mới có đủ sữa đáp ứng chương trình này, ít nhất là mỗi cháu một cốc sữa/ngày. Bên cạnh đó là nguồn vốn từ xã hội hóa chương trình sữa học đường, bao gồm chi phí từ gia đình, các tổ chức xã hội...
Nhật Bản đã triển khai chương trình này từ lâu và góp phần nâng chiều cao trung bình của người Nhật. Thật ra không chỉ tầm cao mà sức bền của người Việt ta cũng còn kém. Khi thi đấu bóng đá, lúc cần chạy nước rút là cầu thủ ta kém hẳn. Tập mấy thì tập, lúc rướn là mình thua.
* Bà Nguyễn Thị Hương Trang (phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh):
Ít nhất 2,5 hộp sữa/tuần
Bà Nguyễn Thị Hương Trang |
* PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia):
Chú ý can thiệp từ giai đoạn mang thai
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Ảnh: Hoàng Ngọc |
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy muốn cải thiện chiều cao, cần chú trọng dinh dưỡng từ trước và trong giai đoạn mang thai. Tiếp đó, dinh dưỡng trong ba năm đầu đời của trẻ rất quan trọng, ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ sau này. Chú ý dinh dưỡng, bao gồm mẹ ăn đủ chất trong thời kỳ mang thai, bé được bú mẹ, thời điểm ăn giặm trở đi được ăn đa dạng thực phẩm, thực phẩm sạch và có bổ sung vi chất như vitamin A, sắt... để phòng chống thiếu vitamin, thiếu máu do thiếu sắt. Đây là những điều kiện để có thể can thiệp cải thiện chiều cao.
Gần đây, Nhật Bản cũng nêu kinh nghiệm cải thiện chiều cao ở giai đoạn học đường bằng can thiệp vào bữa ăn học đường. Ở TP.HCM, Nhật Bản đang hỗ trợ thiết kế 40 thực đơn bữa ăn học đường nhằm mục đích này.
* Ông Dương Nghiệp Chí (nguyên viện trưởng Viện Khoa học thể dục thể thao, tác giả đề án phát triển tổng thể thể lực và tầm vóc người Việt đến năm 2013): Dinh dưỡng và thể dục thể thao hợp lý là hai bánh xe nâng chiều cao thân thể Từ những năm 1950-1970, người Nhật đã triển khai chương trình nâng chiều cao bằng hai giải pháp can thiệp dinh dưỡng từ bào thai và thể dục thể thao hợp lý, họ coi đây là hai bánh xe để nâng chiều cao thân thể người Nhật. Nhờ vậy mà đến năm 1980, thanh niên Nhật Bản lứa tuổi 20 đã cao hơn người lứa tuổi 40-50 khoảng 10cm, đến nay chiều cao trung bình nam thanh niên Nhật Bản đã đạt 172cm, nữ đạt 158,8cm (Việt Nam mới ở mức 164,4cm ở nam và 153,8cm ở nữ thanh niên). Chiều cao và sức bền của thanh niên người Việt thua kém các nước xung quanh như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia... Một trong những nguyên nhân chính là chúng ta chưa bù được giai đoạn ngưng trệ phát triển do chiến tranh và giai đoạn kinh tế khó khăn. Yếu tố nòi giống khó thay đổi nhưng di truyền không phải là quyết định. Theo tính toán chung, các yếu tố ảnh hưởng tới thể lực và tầm vóc con người là dinh dưỡng 31%, di truyền 23%, thể dục thể thao 20%, còn lại là các yếu tố môi trường, xã hội... * Ông Bert Jan Post (đại diện đơn vị tư vấn kỹ thuật cho chương trình sữa học đường tại Việt Nam): Mong Việt Nam triển khai chương trình sữa học đường quốc gia năm 2014 Hiện nay, sữa học đường tiếp tục được triển khai trên toàn thế giới. Tôi chỉ lấy hai ví vụ. Ví dụ đầu tiên là Chính phủ Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ để mở rộng chương trình sữa học đường. Ngoài việc tiếp tục chương trình sữa học đường do phụ huynh chi trả toàn bộ chi phí, bắt đầu từ năm 2000 Trung Quốc còn có dự án tăng cường thể chất cho trẻ ở các vùng sâu, vùng xa. Năm 2012, tổng cộng 14 triệu trẻ em Trung Quốc tại 28 tỉnh, 660 thành phố, 60.000 trường học được uống sữa học đường hằng ngày. Tương tự, Myanmar là quốc gia mới nhất tung ra chương trình sữa học đường kéo dài ba năm. Tôi hi vọng Việt Nam sẽ ghi tên vào bản đồ sữa học đường thế giới vào năm 2014 với chương trình sữa học đường quốc gia. |
Kế hoạch cải thiện dinh dưỡng ở các nước Trong kế hoạch hành động về dinh dưỡng và thực phẩm quốc gia 2011-2015, Bộ Phát triển quốc gia Indonesia dẫn khảo sát năm 2010 cho thấy chiều cao của trẻ gái và trai dưới 5 tuổi của nước này thấp hơn lần lượt 6,7cm và 7,3cm so với chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra. Ở nhóm tuổi từ 5-19 còn tệ hơn với trẻ gái thấp hơn 13,6cm và trẻ trai thấp hơn 10,4cm chuẩn của WHO. Do đó, ngoài việc đẩy mạnh vấn đề an ninh lương thực, Indonesia đặt ra kế hoạch hành động tập trung vào việc cải thiện chất lượng thực phẩm, chất lượng sống và tăng cường hỗ trợ các tổ chức lương thực và dinh dưỡng. Tại Ấn Độ, quốc gia có 60 triệu trẻ em thấp còi, chiếm đến 1/3 trẻ em còi cọc trên toàn thế giới, ngay cả ở bang giàu nhất nước là Maharashtra, số trẻ em dưới 2 tuổi bị còi chiếm đến 40%. Tuy nhiên, bang này đã giảm con số xuống 23% trong giai đoạn 2005-2012 và số lượng trẻ được cho ăn số bữa ăn tối thiểu tăng từ 34% lên 77% nhờ những hành động quyết liệt, theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Ủy ban dinh dưỡng của bang đã nỗ lực cải thiện việc chăm sóc sức khỏe trẻ em bằng hàng loạt chương trình lớn vào bốn trọng tâm: cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, tăng cường các dịch vụ chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi, tăng cân nặng trẻ mới sinh và xây dựng các chương trình dinh dưỡng cho trẻ em và thiếu niên. Tại Peru, từ khi suy dinh dưỡng trở thành vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của quốc gia, số lượng trẻ suy dinh dưỡng đã giảm đến 1/3. Theo UNICEF, thành công của Peru chính là chuyển từ các chương trình chỉ tập trung vào cung cấp lương thực đơn thuần sang phối hợp cùng các tổ chức phi chính phủ, quốc tế để cải thiện dinh dưỡng những cộng đồng nghèo ở khu vực nông thôn. Điểm chung trong kế hoạch dinh dưỡng của nhiều quốc gia tập trung vào vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ để giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Theo đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ là cần thiết trong sáu tháng đầu đời của trẻ sơ sinh và có thể kéo dài đến năm trẻ 2 tuổi. TRẦN PHƯƠNG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận