09/11/2023 13:51 GMT+7

Để mỗi người Đà Lạt là một tour guide

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến một thành phố, một đất nước xa lạ và được chính những người bản địa giới thiệu về quê hương mình bằng tất cả niềm tự hào và tình yêu.

Cầu đáy kính nối Thung lũng Tình Yêu với Đồi Mộng Mơ - Ảnh minh họa: MAI VINH

Cầu đáy kính nối Thung lũng Tình Yêu với Đồi Mộng Mơ - Ảnh minh họa: MAI VINH

Nếu hỏi ai là người yêu Đà Lạt nhất, tôi tin rằng đó chính là những người Đà Lạt - những công dân nhiều thế hệ đã gắn bó với mảnh đất này từ thuở sơ khai đến thời kỳ phát triển nhanh chóng và kể cả bây giờ khi Đà Lạt nhiều đổi thay.

Mỗi người Đà Lạt có thể là một hướng dẫn viên

Ở Hàn Quốc có một trải nghiệm thú vị dành cho du khách khi đến đây mang tên Seoul Guided Walking Tour. Đúng như tên gọi, bạn sẽ được đi bộ cùng một tour guide (hướng dẫn viên) là người Hàn Quốc, tham quan các tour được thiết kế sẵn, nghe họ thuyết minh, giới thiệu về lịch sử, văn hóa một cách tường tận. Và đặc biệt: tour miễn phí.

Những hướng dẫn viên tham gia chương trình này có thể là các bạn học sinh, sinh viên trẻ trung năng động, nhưng cũng có thể là những người lớn tuổi đã nghỉ hưu dày dạn vốn sống và cũng rất có khiếu hài hước. Với họ, đó là một công việc mang lại niềm vui cho bản thân và thể hiện sự nồng hậu với du khách đến với Hàn Quốc - một món quà không thể tuyệt vời hơn đối với khách du lịch.

Mô hình để mỗi người dân là một tour guide hoàn toàn phù hợp với Đà Lạt. Người Đà Lạt yêu thành phố này tha thiết. Và cũng chính họ là những người thiết tha nhất với việc bảo tồn, phục dựng những nét đẹp, những gì vốn là đặc trưng nhất của Đà Lạt.

Họ có thể không phải những người được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản như các hướng dẫn viên nhưng họ có tình yêu, có sự nhiệt tình, có cái mộc mạc chân phương gần gũi. Cũng rất nhiều người trong số họ là kho tàng kiến thức đồ sộ về lịch sử, văn hóa Đà Lạt.

Bạn nghĩ sao khi được một người sành cà phê dẫn đi thưởng thức cà phê và nói cho bạn nghe về những thăng trầm của Tùng? Hoặc một người K’ho dẫn bạn trekking lên đỉnh Langbiang cùng những câu chuyện huyền thoại về đỉnh núi này?

Thứ hai, Đà Lạt có sẵn nhiều địa điểm để tham quan nhưng lại thiếu tính trải nghiệm. Nhiều người nói đến Đà Lạt chẳng biết đi đâu ngoài loanh quanh mấy quán cà phê. Trong khi Đà Lạt có rất nhiều di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng nhưng đa phần khách du lịch chỉ ghé thăm một lần cho biết vì sự nghèo nàn thông tin, cũng như chưa được đầu tư trang trí, cải tạo, nâng cấp theo thời gian. Khách du lịch chỉ đến ngó nghiêng, chụp vài bức ảnh rồi quên bẵng.

Thứ ba, du khách đến Đà Lạt đa dạng thành phần: khách trẻ, nhóm bạn, gia đình, khách quốc tế… với nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương. Với nhiều đường bay thẳng quốc tế từ Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và còn phát triển trong tương lai, người Đà Lạt rất cần "hội nhập" du lịch bắt đầu từ chính mỗi cá nhân. Điều quan trọng là để khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài cảm nhận được cái chất của người Đà Lạt: sự nhẹ nhàng, lịch thiệp, chu đáo…

Thứ tư, sự phát triển của công nghệ chính là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho mô hình du lịch này: từ thiết kế tour, đăng ký làm thành viên, nhận khách...

Ngôn ngữ cũng không còn là rào cản quá lớn với sự giúp sức của những chiếc điện thoại thông minh. Một bác nông dân trồng rau hay một người đồng bào K’ho cũng có thể trở thành một hướng dẫn viên để lại ấn tượng trong lòng du khách.

Xây dựng kế hoạch hành động

Du khách đến chợ đêm Đà Lạt - Ảnh: MAI VINH

Du khách đến chợ đêm Đà Lạt - Ảnh: MAI VINH

Để mỗi người Đà Lạt trở thành một tour guide cần có một kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết với sự tham gia của chính quyền, người dân cùng tinh thần quyết tâm, đồng lòng. Cụ thể các bước bao gồm:

1. Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ quản lý và quan trọng nhất là những người dân có nhu cầu trở thành hướng dẫn viên: kiến thức, kỹ năng, văn hóa ứng xử… Họ chính là người đại diện cho du lịch Đà Lạt.

2. Khảo sát và thiết kế các tour, trải nghiệm phù hợp: Với đặc điểm của du lịch Đà Lạt, hoàn toàn có thể mở rộng ra nhiều hình thức: đi bộ, trekking, leo núi, chèo sup, đi xe đạp, xe máy hoặc các trải nghiệm: làm nông dân, thu hoạch cà phê, chè, hồng (theo mùa)… 

Đặc biệt, trải nghiệm văn hóa và đời sống trong du lịch Đà Lạt còn ít. Hình thức homestay phổ biến nhưng không thực sự đúng nghĩa của từ này: ăn cùng, ở cùng nhà với chủ nhà. 

Thiết nghĩ rất cần tham khảo mô hình những homestay các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang - nơi khách du lịch thực sự trải nghiệm cuộc sống của người Mông, người Dao…

Bên cạnh đó cần đầu tư thêm các trải nghiệm miễn phí cho du khách: mặc thử áo dài, áo bà ba, trang phục dân tộc; nhấn mạnh vào các trải nghiệm theo mùa: chụp hình với mai anh đào, hái hồng, săn mây…

3. Thiết kế app/trang web với danh sách các tour/trải nghiệm để du khách đăng ký. App/trang web cũng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tour, địa điểm, hướng dẫn viên, phí phải trả (miễn phí hoặc có phí), đánh giá của du khách sau khi tham gia tour/trải nghiệm…

4. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông: thông qua các travel blogger, các KOL và các nền tảng mạng xã hội để lan truyền thông tin, quảng bá rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.

Với đề xuất này, tôi hy vọng mỗi người Đà Lạt sẽ cùng góp sức, chung tay để lấy lại hình ảnh một Đà Lạt mơ, Đà Lạt thơ trong lòng khách du lịch. Tôi tin rằng những gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim.

Diễn đàn Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững nhận bài tới ngày 20-11-2023

Nhằm tìm kiếm những ý tưởng, đề xuất thực tiễn có tác động đến cảnh quan, trật tự, cải thiện chất lượng du lịch và xây dựng lại tình cảm trong lòng du khách, UBND thành phố Đà Lạt sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của người dân, các cơ quan chức năng và các chuyên gia từ chuỗi hoạt động trong diễn đàn "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững".

Báo Tuổi Trẻ rất mong nhận được các bài viết và ý kiến đóng góp từ quý độc giả.

  • Thời gian: Từ tháng 10-2023 đến ngày 20-11-2023 (thay vì tới ngày 8-11 như kế hoạch ban đầu)
  • Thông tin đăng tải trên nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Online
  • Lễ trao giải kết hợp hội thảo để lãnh đạo thành phố lắng nghe, tiếp nhận…

HÌNH THỨC:

  • Bài viết tối đa 1.200 chữ, kèm hình ảnh, video là điểm cộng;
  • Bài thiết kế hình ảnh: từ 3 - 8 tấm, kèm chú thích;
  • Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu là người nước ngoài);
  • Các bài, clip hiến kế sẽ được lựa chọn để đăng trên báo Tuổi Trẻ, diễn đàn… Các tác phẩm được chấm nhuận bút. Qua đó, ban tổ chức sẽ xét duyệt chấm giải và trao thưởng;
  • Bài dự thi, hiến kế chưa từng tham gia cuộc thi nào được tổ chức trước đây, không tham gia bất kỳ cuộc thi nào đang diễn ra, chưa từng đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội;
  • Người tham gia chịu trách nhiệm về bản quyền cũng như yêu cầu của ban tổ chức.
  • Bài dự thi gửi về địa chỉ email: hienkedulichdalat@tuoitre.com.vn. Vui lòng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng.

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

Ban tổ chức sẽ lập hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu để xét chấm các ý kiến góp ý, hiến kế chất lượng, có tính góp ý xây dựng cho du lịch Đà Lạt trong tương lai. Qua đó sẽ xét giải cho các bài chất lượng:

  • 1 giải nhất trị giá 10 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 1 giải nhì trị giá 7 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 1 giải ba trị giá 5 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 10 giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng/giải.
Để mỗi người Đà Lạt là một tour guide - Ảnh 6.

Nhìn xa, trông rộng để phát triển du lịch Đà Lạt từ mốc 130 nămNhìn xa, trông rộng để phát triển du lịch Đà Lạt từ mốc 130 năm

Kiến trúc sư Trần Đức Lộc, người có nhiều gắn bó lẫn thực hiện các quy hoạch Đà Lạt, gửi đến Tuổi Trẻ một góc nhìn kết nối giữa quy hoạch - kiến trúc - du lịch.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp