30/12/2020 07:00 GMT+7

Để không còn chen lấn khám chữa bệnh

LAN ANH - THANH HÀ
LAN ANH - THANH HÀ

TTO - Những tiện ích mà công nghệ số mang lại cho người dân và giảm tải cho ngành y tế được chia sẻ tại hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia lớn nhất từ trước đến nay.

Để không còn chen lấn khám chữa bệnh - Ảnh 1.

Hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia diễn ra tại Hà Nội ngày 29-12 - Ảnh: LAN ANH

Hội nghị diễn ra tại Hà Nội ngày 29-12 với sự tham dự của lãnh đạo ngành y tế, các bệnh viện và đại diện các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Hiệu quả, tiết kiệm

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá các ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần hiệu quả vào hoạt động chống dịch COVID-19. Chưa bao giờ thông tin để truy vết người liên quan đến ca nhiễm đến nhanh chóng với người đọc đến thế, thông qua tất cả các phương tiện, các ứng dụng công nghệ giúp tìm kiếm và cách ly rất nhanh trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân và khoanh vùng ca bệnh.

"Ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin đã giúp phát triển ứng dụng giám sát dịch bệnh thông qua thu thập dữ liệu, từ đó điều tra, dự báo ổ dịch. Người bệnh cũng có thể được kết nối với bác sĩ ở cách xa hàng ngàn kilômet thông qua nền tảng Telehealth. Trong vụ dịch COVID-19, người bệnh có "chat" với các trợ lý ảo hỏi bệnh và được "chẩn đoán" bằng ngân hàng câu trả lời" - Thứ trưởng Tuyên nói.

Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát, nhiều giải pháp công nghệ số do Tập đoàn VNPT phát triển đã được triển khai trong hệ thống y tế Việt Nam như Khám chữa bệnh từ xa, ứng dụng Khai báo y tế tự nguyện NCOVI không chỉ đáp ứng kịp thời trong giai đoạn dịch bệnh COVID mà sẽ là các giải pháp phục vụ cho phát triển y tế số trong thời gian tới.

"Y tế số là một xu hướng tất yếu trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia vì đây là lĩnh vực có phạm vi hoạt động rộng lớn nhất, liên quan đến 100 triệu người dân" - ông Lê Đặng Anh Khoa, phó giám đốc Trung tâm eHealth của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), đánh giá.

Có thể nói chưa bao giờ các ứng dụng số lại được phát triển nhiều và hỗ trợ tích cực cho khám chữa bệnh đến thế. Theo ông Trần Quý Tường - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), cho đến nay đã có 10 bệnh viện cả nước dùng "bệnh án điện tử", từ đó tra cứu dễ dàng lịch sử bệnh lý, thuốc từng sử dụng, các dấu hiệu bệnh và tương tác thuốc từng gặp. 23 bệnh viện ứng dụng phần mềm PACT để chụp chiếu không cần in phim.

"Thông thường bệnh án phải lưu trữ 10 năm, bệnh án có vấn đề pháp lý như bệnh nhân tai nạn giao thông có khi lưu trữ 20 năm. Có những bệnh viện phải thuê kho để lưu trữ rất tốn kém. Mỗi năm Việt Nam phải chi hàng ngàn tỉ đồng để mua phim, phần mềm PACT giúp tiết kiệm chi phí mua phim chụp, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tuổi thọ của phim lên tới hàng trăm năm" - ông Tường nói.

Hệ sinh thái y tế số

Theo ông Lê Đặng Anh Khoa, với hệ sinh thái số đa dạng của mình, VNPT có thể cùng lúc phát triển hạ tầng số bao gồm hạ tầng mạng băng rộng, mạng 4G, hạ tầng sẵn sàng triển khai mạng 5G, đã xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng, điện toán đám mây (Cloud), IDC theo các tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho ngành y tế. Đồng thời, VNPT phát triển các dịch vụ số đáp ứng nhu cầu từ hệ thống thông tin, quản lý điều hành, hệ thống cơ sở dữ liệu y tế đến khám chữa bệnh, hỗ trợ người dân, phục vụ y tế cơ sở…

VNPT đã thực hiện xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống: khám chữa bệnh, y tế cơ sở và các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Trong đó, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IOT), chuỗi khối (Block chain), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) đã được nghiên cứu và áp dụng cho các sản phẩm trong hệ sinh thái y tế số của VNPT.

Ông Huỳnh Quang Liêm, phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, cho biết đến nay có trên 50 tỉnh, TP đã sử dụng các giải pháp trong hệ sinh thái y tế số của VNPT như: Trung tâm điều hành y tế, Giải pháp quản lý khám chữa bệnh VNPT HIS, Giải pháp quản lý trạm y tế xã phường VNPT HMIS, Giải pháp quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh VNPT RIS/PACS, Giải pháp bệnh án điện tử…

Từ kinh nghiệm trực tiếp tham gia phát triển các ứng dụng, nền tảng phục vụ chuyển đổi trong lĩnh vực y tế, ông Lê Đặng Anh Khoa cho rằng để có thể huy động nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong y tế, cơ quan quản lý cần sớm có quy định cho phép kết nối đám mây (iCloud) của các doanh nghiệp lớn, có uy tín và năng lực.

"Đồng thời cần có chủ trương để cung cấp dữ liệu mở, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân. Cơ quan quản lý có quy định mở rộng dữ liệu không chỉ cung cấp dịch vụ công, chia sẻ cho các cơ quan nhà nước mà cần chia sẻ rộng hơn cho các đơn vị ngoài công lập, các thành phần khác trong xã hội phục vụ các giao dịch số trong định hướng phát triển kinh tế" - ông Khoa kiến nghị.

Sẽ phát triển nhanh trong 5 năm tới

Bộ Y tế đặt mục tiêu đến năm 2023 có 135 bệnh viện từ hạng 1 (chủ yếu là bệnh viện tuyến tỉnh/TP) trở lên sử dụng bệnh án điện tử, đây là cơ sở để các bệnh viện này ứng dụng phần mềm PACT (chụp chiếu không in phim).

Theo ông Nguyễn Trường Nam - phó cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế), các chính sách của Chính phủ trong 5 năm qua đã tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số trong y tế nhưng bước tiến trong 5 năm tới dự báo sẽ còn nhanh hơn nhiều.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đại học

4e878245-a95a-4b98-a47f-451d8ead9e05_1_201_a 1(read-only)

TS. Trần Việt Hùng chia sẻ mô hình chuyển đổi số mà ông đã thực hiện - Ảnh: M.G.

Sáng 29-12, tọa đàm "Chuyển đổi số trong giáo dục đại học" đã diễn ra tại Trường ĐH Văn Lang. Nhiều chia sẻ xoay quanh vấn đề chuyển đổi số đã được các chuyên gia đề cập đến.

TS Vũ Viết Ngoạn - CEO và đồng sáng lập Viet Lotus Cops - nhấn mạnh chuyển đổi số trong các trường đại học giúp sinh viên, giảng viên có cơ hội trải nghiệm số và giúp cho các tổ chức thay đổi quy trình tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình giáo dục mới.

Trong khi đó, TS Trần Việt Hùng - thành viên tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo của Thủ tướng - cho rằng nên xây dựng mô hình kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp trong trường học. "Công nghệ giúp nhân bản người thầy, một người thầy giỏi thì sẽ tiếp cận hàng nghìn sinh viên trên thế giới. Công nghệ cũng có độ bao phủ lớn và nhanh chóng, giúp từng học sinh phù hợp với cách học riêng để đạt được hiệu quả tốt nhất" - ông Hùng chia sẻ.

TS Nguyễn Cao Trí - chủ tịch hội đồng Trường ĐH Văn Lang - nói chuyển đổi số trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ. Chuyển đổi số ở Việt Nam là cuộc cách mạng thay đổi tất cả các ngành nghề, nhất là giáo dục. Từ chuyển dịch về mặt công nghệ, thay đổi đào tạo, chuyển tải kỹ năng làm việc sẽ dẫn đến thay đổi nhu cầu của xã hội.

Là một trong những trường đại học có chuyển đổi số sớm nhất, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết: "Có rất nhiều yếu tố sẽ thay đổi trong quá trình chuyển đổi số nhưng văn hóa, thái độ cư xử giữa người với người sẽ không thay đổi. Người thầy ngoài việc thay đổi tư duy, phương pháp, môi trường học tập thì còn có vai trò truyền cảm hứng, đam mê học tập cho sinh viên".

PHẠM TRANG

Người ở nơi khác đến khám chữa bệnh tại TP.HCM: Ai được BHYT chi trả 100%? Người ở nơi khác đến khám chữa bệnh tại TP.HCM: Ai được BHYT chi trả 100%?

TTO - Bệnh nhân có thẻ BHYT ở các tỉnh khác đến khám ngoại trú (không nhập viện) ở các cơ sở y tế tại TP.HCM nếu không có giấy chuyển tuyến không được BHYT thanh toán, bệnh nhân tự chi trả chi phí.

LAN ANH - THANH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp