19/04/2015 08:45 GMT+7

Để hạn chế khách mở cửa thoát hiểm

LÊ NAM
LÊ NAM

TT - Một đồng nghiệp kể sáng qua ông cậu ruột của cô lần đầu tiên đi máy bay từ Đồng Hới vào TP.HCM đã được người nhà liên tục dặn đi dặn lại rất kỹ “lên máy bay không được mở cửa hay nhấn bất cứ nút nào nhé”.

Dặn dò kỹ để ông cậu không tò mò mà lại mở cửa thoát hiểm thì bị phạt tiền oan.

Càng phải dặn khi mới đây trên chuyến bay VJ175 của Hãng hàng không VietJet Air từ Hà Nội vào TP.HCM để tìm nhà vệ sinh. 

Khung phạt tiền cho hành vi này nằm trong khoảng 10-20 triệu đồng (các trường hợp tương tự đã từng bị phạt tiền 15 triệu đồng).

Ông Chương buộc phải nộp tiền phạt trong vòng 10 ngày kể từ khi Cảng vụ hàng không miền Bắc ra quyết định xử phạt, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành. Tùy vào mức độ, tính chất vụ việc, Cục Hàng không VN (CAA) còn có thể ra quyết định áp dụng cấm bay đối với hành khách.

Hành khách thiệt hại một, hãng hàng không thiệt hại gấp nhiều lần để lắp lại máng trượt. Sự cố kéo theo nhiều hành khách bị vạ lây vì lịch bay xáo trộn, an ninh hàng không bị đe dọa. Giá vé máy bay giờ không còn quá đắt, thậm chí có lúc còn rẻ hơn vé tàu hỏa, xe đò nên một lượng lớn hành khách thường xuyên đi đường bộ đã chuyển sang di chuyển bằng đường hàng không.

CAA cho biết năm ngoái cả thị trường hàng không nội địa VN có 17,5 triệu lượt khách đi lại trên các chuyến bay, tăng 20,5% so với năm trước đó.

Thống kê của các hãng hàng không như Vietjet Air, Jetstar Pacific cho thấy tỉ lệ khách lần đầu tiên đi máy bay chiếm 25-30%, Vietnam Airlines (VNA) khoảng 10% tổng số khách trên các chuyến bay. Những hành khách này lên máy bay mang theo cả thói quen đi lại trên đường bộ nên nhiều người vi phạm những quy định về an ninh, an toàn hàng không là không thể tránh khỏi.

Lẫn trong nhiều trường hợp hành khách bị phạt vì các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng không (lấy cắp áo phao, hút thuốc lá trên máy bay, sử dụng thiết bị điện tử, thu phát sóng trên máy bay khi không được phép, mở cửa thoát hiểm, dọa có bom...) cũng có những hành khách đã đi máy bay nhiều lần và bất chấp các quy định.

Cảng vụ hàng không miền Nam đã lập biên bản nhân viên cục thuế một tỉnh nọ vì cố tình lấy cắp ba áo phao trên chuyến bay.

Lại có cô nhân viên một công ty xuất nhập khẩu thường xuyên đi máy bay bị Tòa án nhân dân TP Hà Nội xử 15 tháng tù treo, buộc phải đền bù cho VNA 100 triệu đồng vì hành vi nói đùa có bom trong hành lý.

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng đã được sửa đổi theo hướng tăng nặng hình phạt nhưng các vụ vi phạm dường như không giảm. Có lẽ cách tuyên truyền, phổ biến các quy định an ninh, an toàn hàng không của CAA, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, các hãng hàng không không hiệu quả?

Trên một chuyến bay có người mặc áo vest đi giày bóng lộn, quần áo chỉn chu; có người bước lên máy bay mà tay cắp theo túi nilông hành lý mặt mày ngơ ngác... trong khi cách truyền thông hiện nay không đa dạng, mềm mại để mọi người cùng hiểu.

Nên chăng dành một thời lượng nhất định thông tin về các quy định và mức xử phạt trên các màn hình quảng cáo, biển quảng cáo bên trong nhà ga sân bay.

Thể hiện những khuyến cáo, vi phạm và mức xử phạt bằng hình biếm họa trên những tờ rơi phát cho khách sau khi đã làm xong thủ tục lên máy bay.

Hay dán cụ thể số tiền sẽ bị phạt nếu vi phạm ngay bên dưới các thông báo “không hút thuốc” trong phòng vệ sinh, “cấm mở cửa thoát hiểm”... như một hình thức nhắc nhở.

Làm thế nào để hành khách nhớ và không vi phạm các quy định an toàn hàng không, tuân thủ tuyệt đối các quy định là ước mơ của các hãng hàng không và cơ quan quản lý nhà nước.

Chính vì thế phải nghĩ đến việc đa dạng cách truyền thông để mỗi chuyến bay đều an toàn.

LÊ NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp