29/12/2004 20:18 GMT+7

Để đi du học khỏi bị lừa

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Trước những lời quảng cáo của hàng trăm công ty tư vấn du học, cả phụ huynh lẫn học sinh đều hoang mang, rối rắm không biết chọn trường nào. Làm sao để có một nhận thức tỉnh táo, sáng suốt về xuất xứ các loại trường đại học được mời chào?

Wy3olQKb.jpgPhóng to
Các học sinh đang tìm hiểu thông tin về du học thông qua các buổi hội thảo du học
Trước những lời quảng cáo của hàng trăm công ty tư vấn du học, cả phụ huynh lẫn học sinh đều hoang mang, rối rắm không biết chọn trường nào. Làm sao để có một nhận thức tỉnh táo, sáng suốt về xuất xứ các loại trường đại học được mời chào?

Một phụ huynh chúng tôi gặp tại một cuộc hội thảo du học đã khẳng định chắc nịch rằng: "Công ty môi giới nào quảng cáo là miễn phí dịch vụ chắc chắn là đánh lận con đen. Không lấy phí đó, họ lấy gì sống? Miễn phí dịch vụ thực ra họ đã "đôn" lên gấp 2,3 lần vào học phí rồi".

Các chiêu lừa đảo

Chiêu lừa cổ điển nhất là phí dịch vụ. Chị Xuân Cúc, tên vị phụ huynh đó, đã có kinh nghiệm sâu sắc này từ chính người thân của mình. Hai năm trước, chị đến một công ty môi giới - cũng rao rằng miễn phí dịch vụ - tư vấn cho con mình qua Singapore du học. Họ lấy tiền học phí 12.000 USD. Thế nhưng qua đó, tính tất cả chi phí (học phí, cơ sở vật chất, bảo hiểm, ký túc xá…) chỉ gần 7.000 USD. "Như thế là đã bị lừa lấy mất 5.000 USD phí dịch vụ rồi, trong khi giá chính thức ở các trung tâm môi giới đàng hoàng chỉ có từ 200-300USD/người", chị Cúc nói.

Thế nhưng tiền mất mà qua học được vẫn còn đỡ hơn trường hợp tiền mất mà tật mang, phải quay về nước. Như trường hợp đang "rộ" lên gần đây là vụ công ty môi giới Song Du đưa người qua đảo Sip (Cyprus, ở Địa Trung Hải) du học, nói rằng sẽ chuyển tiếp qua Mỹ. Thế nhưng khi học sinh qua đó thì trường lại "bèo nhèo" và mọi điều hứa hẹn từ chất lượng trường, điều kiện ăn ở, đi lại… khi ở Việt Nam chỉ toàn là bánh vẽ. Học sinh không ở được, không học được phải trở về nước, tiền thì mất (gần 10.000 USD) mà tinh thần lại khủng hoảng.

Bên cạnh đó, khi đọc báo, phụ huynh thấy trường quảng cáo là trường tốt nhất bên Anh, bên Mỹ mà không ngờ rằng họ mượn mác trường nổi tiếng mà thôi. Anh Tuấn, một cựu học sinh từng đi học cao học ở Anh, lưu ý rằng hiện nay đã có xuất hiện một số trường tư ở Anh lấy tên trường ăn theo mác đại học Cambridge. "Phụ huynh chỉ cần nghe tên ĐH Cambridge là sướng lắm rồi, cố chạy vạy cho con qua học mà không để ý gì khác nữa. Đến khi qua tới nơi mới té ngửa rằng trường dỏm, ở một nơi hẻo lánh, với cái tên Cambridge có đuôi X' gì đó".

Tìm hiểu qua mạng

Để tránh bị lừa đảo, bà Hồ Thị Ngọc Sương, phụ trách văn phòng du học tự túc Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM, cho rằng điều trước tiên là phụ huynh phải tìm hiểu thông tin rõ ràng về trường mà mình sắp đưa con qua du học. Tìm hiểu qua website của trường và cách tốt nhất là liên hệ và đăng ký tuyển sinh trực tiếp qua trường sẽ đỡ tốn rất nhiều tiền. "Tuy nhiên do người Việt Nam ta chưa có kỹ năng sử dụng internet tốt nên kênh này hiện nay rất ít người dùng. Chỉ có những người đã có trình độ, rành rẽ vào "săn" học bổng cao học mới sử dụng nhiều thôi", bà Minh Châu (Hội đồng Anh) đánh giá.

Chính vì thế nên khi phải nhờ đến các công ty môi giới, bà Ngọc Sương khuyên rằng phụ huynh nên đến tư vấn ở các cơ sở uy tín lâu năm, các văn phòng du học của các lãnh sự quán… "Nên đòi xem quyển catalogue gốc giới thiệu trường bằng tiếng Anh, trong đó thông thường có đầy đủ học phí từng ngành và chi phí nhập trường. Nếu không có, phụ huynh có thể gửi email, thư, điện thoại, fax qua trường hỏi rõ ràng hoặc mở website của trường coi", bà Sương nói.

Thẩm định qua các kênh uy tín khác

Một trong những kênh uy tín hiện nay mà phụ huynh có thể thẩm định trường đi du học là các lãnh sự quán. Hiện gần như các lãnh sự quán đều có mở văn phòng hoặc một người phụ trách riêng lĩnh vực du học. Lãnh sự quán Pháp có văn phòng du học Pháp trong khuôn viên IDECAF (đường Thái Văn Lung, Q.1), Úc có văn phòng ở toà nhà Landmark trên đường Tôn Đức Thắng, Mỹ ở toà nhà Saigon Center trên đường Lê Lợi, Anh có Hội đồng Anh trên đường Lê Duẩn… Tại đây, phụ huynh có thể kiểm chứng mọi thông tin về trường lớp, ngành học, học phí và các thông tin về visa, luật pháp, văn hoá cũng như quy định của nước đó về du học sinh.

Ngoài ra, để biết chất lượng các trường, phụ huynh có thể tham khảo thông tin tại một số cuộc bình chọn, xếp loại các trường của các tổ chức phi chính phủ ở một số nước như Anh, Úc, Mỹ. Thông tin về các cuộc bình chọn này, phụ huynh có thể tham khảo tại các văn phòng du học đại diện của các lãnh sự quán, riêng tại thị trường Úc có thể tham khảo thêm qua website: www.thegoodguides.com.au; ở thị trường Singapore là website của Bộ Giáo dục nước này: www.moe.edu.sg.

Riêng ở thị trường Mỹ, ngoài kênh thẩm định chính thức từ Lãnh sự quán Mỹ, kênh uy tín thứ 2 mà các phụ huynh đang áp dụng là thông qua người thân của mình. Ngoài ra, một kênh nữa cũng đang được phụ huynh tin tưởng là chương trình giao lưu văn hoá của Mỹ dành cho học sinh giỏi Việt Nam ở bậc trung học.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp