Phóng to |
Tháp Dương Long |
Tháp là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Chăm và hiện có mật độ cao nhất ở tỉnh Bình Định với tám cụm di tích tháp trên tổng số 14 tháp. Đây là một kho tàng lịch sử văn hóa, kiến trúc cho những nhà nghiên cứu khi tìm hiểu vùng Vijaya xưa và Bình Định sau này.
Trong tổng thể của kiến trúc Chăm dàn trải trên các địa bàn miền trung, phong cách kiến trúc Chăm Bình Định luôn được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Từ năm 1942, Ph. Stern đã xếp phong cách kiến trúc Bình Định nằm vào hàng thứ sáu trong bảy phong cách và là một trong những phong cách lớn kéo dài từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14.
Quần thể tháp Chăm ở Bình Định gần như còn nguyên vẹn, đa dạng và đạt những "kỷ lục" khu vực Đông Nam Á: tháp Dương Long ở huyện Tây Sơn là tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với tháp giữa cao 39 m (hai tháp hai bên cao 36 m). Và gần đây, năm 1997, mới phát hiện tháp Hòn Chuông ở huyện Phù Cát. Đây là tháp gạch được xây ở vị trí cao nhất so với mực nước biển ở khu vực Đông Nam Á: 600 m.
Bình Định từng là đất kinh kỳ của vương triều Viiaya. Do vậy, ngoài hệ thống tháp Chăm, Bình Định còn sở hữu những di tích của một kinh thành cổ từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15. Điều này có giá trị hỗ trợ cho giá trị di sản tháp Chăm, xứng đáng để tiến cử là di sản văn hóa thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận