26/01/2006 15:06 GMT+7

Đề cử kỳ quan thế giới mới: Tháp Eiffel - truyền thuyết và sự thật

TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (biên dịch và tổng hợp)
TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (biên dịch và tổng hợp)

TTO - Hai triệu lượt khách viếng thăm trong năm đầu tiên, và con số hiện nay là hơn sáu triệu mỗi năm, tháp Eiffel thu hút đông đảo mọi người như một "ngã tư" của toàn thế giới: hơn 200 triệu du khách từ mọi nước đã đến đây kể từ ngày khánh thành.

ukXlT5RN.jpgPhóng to
Triển lãm hoàn vũ 1889
TTO - Hai triệu lượt khách viếng thăm trong năm đầu tiên, và con số hiện nay là hơn sáu triệu mỗi năm, tháp Eiffel thu hút đông đảo mọi người như một "ngã tư" của toàn thế giới: hơn 200 triệu du khách từ mọi nước đã đến đây kể từ ngày khánh thành.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: trong các cuộc thăm dò, tháp Eiffel luôn đứng đầu danh sách các công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của châu Âu và cũng là lựa chọn số một của du khách. Nhưng phía sau ánh hào quang đó...

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà hát con sò SydneyĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà thờ thánh BasilĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Tượng nữ thần tự doBình chọn Kỳ quan thế giới mới: Hãy là một phần của lịch sử

0V7Bi2mF.jpgPhóng to 7BJvGVCR.jpg
Tháp Eiffel hiện nay (ban ngày) Tháp Eiffel hiện nay (ban đêm)

"Truyền thuyết có thật về tháp Eiffel"

Sơ yếu lý lịch của tháp Eiffel

Ngày sinh: 31-03-1889 (ngày treo cờ trên đỉnh tháp, nhân dịp Triển lãm hoàn vũ được tổ chức để kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp).

Tuổi: 117 tuổi.

Chịu trách nhiệm thi công: Gustave Eiffel và công ty.

Các kỹ sư: Maurice Koechlin và Emile Nouguier.

Kiến trúc sư: Stephen Sauvestre.

Nghiên cứu dự án: từ năm 1884.

Xây dựng: 1887 - 1889 (2 năm, 2 tháng, 5 ngày)

Cấu trúc: 18.038 mẫu kim loại, 2.500.000 đinh tán.

Khối lượng của bộ khung kim loại: 7.300 tấn.

Khối lượng tổng cộng: 10.100 tấn.

Chiều cao: 324 m (kể cả ăng-ten).

Hộ khẩu thường trú: 48051'32" vĩ độ Bắc, 2017'45" kinh độ Đông, địa cầu.

Số lượt khách tham quan: 222.904.612 lượt (tính đến 31-12-2005) .

Dấu vết đặc biệt: được nhận biết trên toàn thế giới.

Số bậc thang: 1.665 bậc.

Chủ sở hữu: thành phố Paris.

"Truyền thuyết có thật về tháp Eiffel" là bộ phim truyền hình do VAB-JLA Holding sản xuất với sự hỗ trợ của Viện bảo tàng Orsay và do Simon Brook đạo diễn. Bộ phim được phát trên sóng truyền hình của kênh Canal+ vào 20h50 (giờ Paris) ngày 18-12-2005. Ngoài phiên bản được chiếu trên Canal+, bộ phim còn có một phiên bản quốc tế ngắn hơn với thời gian chiếu 60 phút.

Bộ phim thuộc thể loại tài liệu - giả tưởng, tái hiện những biến cố của quá trình thiết kế và xây dựng vị "thiết phu nhân" nổi tiếng và đề cao cuộc cách mạng kiến trúc trong việc xây dựng một công trình lịch sử cao hơn 300m.

Để kể lại lịch sử của ngọn tháp, nhà biên kịch Pascal Lainé tạo ra nhân vật phóng viên Barbier (Nicolas Vaude thủ vai), người dõi theo từng bước tiến triển của dự án và quá trình xây dựng. Trên màn ảnh nhỏ, câu chuyện của Barbier khi thì diễn ra trên công trường xây dựng, khi thì thông qua cuộc thảo luận với một phụ nữ.

Bộ phim mang đậm chất nhân văn hơn nhờ câu chuyện về ba thế hệ công nhân gia đình Duval "lớp cha trước, lớp con sau" cùng làm việc trong tháp Eiffel. Kỹ sư Gustave Eiffel trong phim (Jacques Frantz thể hiện) được miêu tả vừa như một tài năng thiên bẩm vừa như một con người với cái Tôi cực đoan.

Bộ phim tràn đầy những giai thoại thú vị và những giải thích kỹ thuật nhằm làm nổi bật một kỳ công: mỗi chi tiết lắp ghép đòi hỏi độ chính xác đến 1/10 mm.

Câu chuyện xây dựng tháp còn gợi lại điều kiện làm việc của giai cấp công nhân Paris cuối thế kỷ XIX và những dấu ấn của Công xã Paris. Tuy nhiên, bất chấp độ cao, giá rét và gió lốc, không một tai nạn chết người nào xảy ra trong 26 tháng xây dựng.

Gustave Eiffel

Sinh năm 1832 tại Dijon (Pháp), ông tốt nghiệp Học viện trung ương về Nghệ thuật và Sản xuất công nghiệp năm 1855, cùng năm với cuộc Đại triển lãm toàn cầu lần thứ nhất diễn ra tại Paris.

Sau vài năm làm việc ở miền Tây Nam nước Pháp, ông mở một xí nghiệp chuyên về giàn giáo kim loại. Các công trình xây dựng ông đã đảm nhiệm trước 1889 là: cầu Maria Pia ở Bồ-đào-nha (1876), cầu Garabit ở Pháp (1884), nhà ga Pest ở Hung-ga-ri, mái vòm của đài quan sát ở Nice (Pháp), bộ khung tượng nữ thần Tự do ở Nữu-ước.

DByqhmLV.jpgPhóng to
Chân dung kỹ sư Gustave Eiffel
Có tài liệu còn nói ông đã nhận thầu cầu Rạch Láng (?) tại Sài Gòn vào năm 1885. Ông đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp với việc hoàn thành tháp Eiffel vào năm 1889. Đây cũng là năm kết thúc thời kỳ thầu khoán của ông bởi xì-căng-đan về kênh đào Panama.

Eiffel đã để lại cho hậu thế khoảng một trăm công trình bằng kim loại thuộc nhiều loại hình. Nếu cầu và đặc biệt là cầu tàu hỏa là "nghiệp" của ông thì Eiffel cũng nổi tiếng trong lĩnh vực giàn giáo và kết cấu xây dựng công nghiệp.

Ông cũng là tác giả của những chiếc cầu "tháo lắp", hiện được thương mại hóa và bày bán khắp nơi trên toàn thế giới như đồ nghề cho những người thích du lịch mạo hiểm.

Tháp Eiffel: hoài thai và sinh nở

Dự án về một ngọn tháp cao 300m được hình thành nhân dịp chuẩn bị cho cuộc triển lãm hoàn vũ năm 1889. Từ tháng 6-1884, hai kỹ sư chính của Công ty Eiffel là Emile Nouguier và Maurice Koechlin đã dự định xây một ngọn tháp rất cao, được thiết kế như một cột cổng khổng lồ được chống bởi bốn xà đỡ dựng chéo và cách xa nhau ở đáy, gặp nhau tại đỉnh. Các xà đỡ này liên kết với nhau bằng các xà kim loại khác bố trí cách đều.

pF5sg7cQ.jpgPhóng to 2D3mgrA9.jpg v4YsnQZm.jpg J3rMrRfh.jpg
Tháp Eiffel ngày 15-03-1888 Tháp Eiffel ngày 15-09-1888 Tháp Eiffel ngày 26-12-1888 Tháp Eiffel ngày 12-03-1889

Đối với nguyên lý về các trụ cầu mà công ty của Eiffel nắm rất vững, đây là một phép ngoại suy táo bạo. Ngày 18-09-1884, Eiffel nhận bằng phát minh về "một biện pháp mới cho phép xây dựng các trụ cầu và các cột chổng kim loại có độ cao có thể vượt quá 300m".

vOT1YfxF.jpgPhóng to
Công nhân trên công trường xây dựng tháp Eiffel
Để đồ án được công chúng ủng hộ nhiều hơn, Nouguier và Koechlin phải nhờ kiến trúc sư Stephen Sauvestre định dạng cho đứa con tinh thần chung của họ. Sauvestre thêm bê tông cho các chân đế, nối 4 cột chống thẳng đứng và tầng một của tháp bằng các cung tròn, bố trí các phòng kính lớn ở các tầng, điều chỉnh đỉnh tháp thành hình bát úp, tô điểm cho tổng thể công trình bằng các loại hoa văn.

Ở giai đoạn cuối cùng, đồ án được đơn giản hóa nhưng một số yếu tố như các vòm lớn ở phần dưới tháp đều được bảo lưu, tạo cho tháp một hình dáng đặc trưng riêng. Độ cong của các cột chống thẳng đứng được xác định bằng các phương pháp toán học để đảm bảo tháp sẽ có sức chịu gió tối đa.

Khi công bố, đồ án không đạt được sự nhất trí mà ngược lại còn kích động công luận Pháp thời đó, chẳng hạn Alexandre Dumas con, Charles Garnier và Maupassant đánh giá nó là "vô ích và quái đản". Sau khi hứng chịu nhiều lời đả kích suốt cả năm 1886, Eiffel đã đồng ý trả lời phóng vấn vào ngày 14-02-1887, trong đó, ông trình bày vắn tắt quan điểm nghệ thuật của mình:

"Về phần mình, tôi tin rằng Tháp (viết hoa) sẽ có vẻ đẹp riêng. Phải chăng vì chúng tôi là kỹ sư mà người ta không tin rằng chúng tôi không đoái hoài gì đến vẻ đẹp trong xây dựng, rằng chúng tôi chỉ làm những cái chắc chắn và bền vững, chứ không đạt được vẻ thanh lịch? Phải chăng những ràng buộc khoa học của thế giới tự nhiên không bao giờ thỏa mãn những điều kiện bí mật của sự hài hòa?"

Cuối cùng, ngày 1-7-1887, người ta bắt đầu dựng các trụ tháp. Tất cả các chi tiết đều được chuẩn bị tại nhà máy Levallois-Perret cạnh Paris, nơi đặt đại bản doanh của công ty Eiffel. Mỗi một chi tiết trong số 18.000 chi tiết của Tháp đều được vẽ thiết kế và tính toán trước khi thực hiện với độ chính xác 1/10 mm và sau đó lắp ráp thành từng đơn nguyên 5m. Tại công trường xây dựng, lúc nào cũng có từ 150 đến 300 công nhân, được hướng dẫn bởi các công nhân kỳ cựu đã có thâm niên tham gia xây dựng các cầu kim loại lớn.

qimKQbP2.jpgPhóng to
Hệ thống giàn giáo và cần trục dựng tháp Eiffel

Tất cả các chi tiết kim loại của Tháp đều được liên kết bằng đinh tán, một phương thức mới vào thời đó. Trước tiên, các chi tiết được lắp ráp tại mặt đất bằng các bù-lon tạm thời rồi sau đó được thay thế dần bằng cách tán nóng. Khi nguội đi, chúng co lại và đảm bảo sự kết dính giữa các chi tiết.

Để đặt một đinh tán, phải có một tổ 4 người: một người đốt nóng đinh tán, một người giữ nó ở đúng vị trí, một người tạo dạng đầu tán, người cuối cùng tán đinh. Chỉ có một phần ba trong tổng số 2,5 triệu đinh tán được đặt trực tiếp tại vị trí cố định cuối cùng.

Các trụ tháp được đặt trên các khối bê tông đúc sâu trong lòng đất, nằm phía trên một lớp sỏi đã được đầm chắc. Tháp được dựng lên dần dần nhờ một giàn giáo bằng gỗ và các cần trục nhỏ chạy bằng hơi nước. Việc xây bệ Tháp và các phần ngầm phía dưới tiến hành chỉ trong 5 tháng, các bộ phận kim loại của Tháp được hoàn thành trong 21 tháng còn lại. Nhiều vấn đề kỹ thuật xuất hiện khi lắp ráp thang máy.

Các khó khăn về độ cao, sức nặng, trục kéo và góc kéo khác nhau đã đặt ra những phức tạp mới mà trước đó chưa ai đề cập đến. Để lên đến tầng ba, cao hơn tầng hai 160 m, ông Edoux đã thiết kế một ca-bin có thể chứa được 110 người với tải trọng tối đa là 8 tấn.

Eiffel... hậu Eiffel

Cũng vào năm 1887, kỹ sư Gustave Eiffel đã đồng ý xây dựng hệ thống cống cho kênh đào Panama, công trình khổng lồ do Ferdinand de Lesseps đảm trách, và đã dẫn đến một xì-căng-đan tài chính tồi tệ nhất của thế kỷ XIX. Ngày 04-02-1889, việc giải ngân Công ty Lesseps cha và con đã phát hiện Công ty này phạm tội lừa đảo.

Eiffel bị tố cáo đã làm giàu cho riêng mình trong khi hàng nghìn phu khuân vác nhỏ tuổi phục vụ cho ông phải lang thang ngoài đường phố. Tòa tuyên án Eiffel 2 năm tù và 2000 quan tiền phạt mặc dù trên thực tế có thể ông không có lỗi. Danh dự bị tổn thương, Eiffel rút lui khỏi thế giới kinh doanh.

Ông cống hiến hơn 30 năm cuối đời cho nghiên cứu khoa học và mất ngày 27-12-1923, hưởng thọ 91 tuổi.

TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (biên dịch và tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp