08/10/2005 09:43 GMT+7

ĐBSCL: khai thác thế mạnh của cây tràm

Theo Vietnamnet
Theo Vietnamnet

Ngày 7-10, TS Dương Văn Ni, ĐH Cần Thơ, cho biết, ĐH Cần Thơ đã tiến hành khảo sát để xây dựng dự án sử dụng tràm cừ hay tràm Úc như một nguyên liệu mới trong chế biến bột giấy, gỗ ghép gia dụng. Tràm cũng có thể chế ra gỗ băm làm ván ép, hoặc sản xuất cồn ethanol.

865D0pZA.jpgPhóng to

510.000 ha rừng tràm của vùng ĐBSCL sẽ được diều phối để tránh sự bất cập giữa vùng nguyên liệu và sản xuất.

Ngày 7-10, TS Dương Văn Ni, ĐH Cần Thơ, cho biết, ĐH Cần Thơ đã tiến hành khảo sát để xây dựng dự án sử dụng tràm cừ hay tràm Úc như một nguyên liệu mới trong chế biến bột giấy, gỗ ghép gia dụng. Tràm cũng có thể chế ra gỗ băm làm ván ép, hoặc sản xuất cồn ethanol.

Dự án được triển khai trồng tràm trên những vùng đất nhiễm phèn nặng, và giải quyết việc làm cho hơn 150.000 hộ nghèo ĐBSCL.

Được phép của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như Văn phòng Chính phủ, kết hợp với Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank For International Cooperation) thông qua tổ chức Liên kết Quốc tế Nhật Bản, ĐH Cần Thơ đã tiến hành những khảo sát ban đầu về tình trạng tràm. Các nhà khoa học của trường ĐH đã tiến hành khảo sát tràm trong 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 9-2005.

Gần 2 tấn gỗ tràm tràm cừ (Melaleuca cajuputi) hay tràm Úc (Melaleuca leucadendron) ở các năm tuổi khác nhau đã được gửi đi nhiều nhà máy chế biến gỗ trong nước và nước ngoài để khảo sát.

Kết quả bước đầu cho thấy, nguyên liệu cây tràm có thể làm bột giấy tốt tương đương với nguyên liệu làm bột giấy truyền thống, tràm bông vàng Acacia hay còn gọi là keo lá tràm. Gỗ có chất lượng tốt hơn gỗ Acacia đang thịnh hàng trên thị trường. 90% nguyên liệu làm gỗ ép hiện nay được các doanh nghiệp ở TP.HCM nhập về chủ yếu là từ Malaysia. Trong khi đó, đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong các vùng trồng tràm thuộc diện nghèo nhất. Đa số các hộ này có diện tích canh tác nhỏ hơn 3 ha với thu nhập bình quân mỗi năm gần 5.000.000 đồng/hộ.

Từ kết quả khảo sát, trường ĐH Cần Thơ đã tổ chức hội thảo với 7 tỉnh ĐBSCL có diện tích tràm lớn nhất: Long An, Tiến Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, và Cà Mau. Từ đó, các tỉnh thuộc ĐBSCL kiến nghị xây dựng một dự án đồng bộ điều phối nguyên liệu tràm cho cả vùng ĐBSCL, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 150.000 hộ dân nghèo. Dự án sẽ xây dựng một kế hoạch đồng bộ từ khâu trồng đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng cho thị trường nội địa và quốc tế. Bao gồm hạ tầng cơ sở, vốn sản xuất, vốn trồng rừng phòng hộ, vốn phát triển công nghệ, vốn tiếp thị.

Trong đó sẽ có một trung tâm điều phối các hoạt động dự án, với chi phí điều hành ước tính mỗi năm là 0,7 triệu USD. Trung tâm này có nhiệm vụ theo dõi điều tiết thị trường, tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài, kể cả kêu gọi đầu tư, nghiên cứu kỹ thuật trồng tràm phục vụ công nghiệp, cũng như nghiên cứu mô hình chuyển dịch từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh. Mục đích của dự án còn là để xây dựng hệ thống chế biến công nghiệp, trong đó hệ thống có chức năng tiêu thụ sản phẩm từ tràm cho cả vùng ĐBSCL nhằm tránh lặp lại tình trạng thừa hay thiếu giữa vùng nguyên liệu và sản xuất như các trường hợp trồng mía hay dứa.

510.000 ha rừng tràm của vùng ĐBSCL sẽ được diều phối để tránh sự bất cập giữa vùng nguyên liệu và sản xuất.

Dự án này còn hoạch định việc xây dựng vùng nguyên liệu tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương: từ hạ tầng cơ sở, chế biến thô, cho đến hệ thống tài chính hỗ trợ tính dụng, ngân hàng. Vùng trồng nguyên liệu này còn là một trong những cách bảo tồn để giữ môi trường tốt hơn, phủ xanh những vùng đất bị phèn nặng, và bảo vệ rừng hiện có, cũng như giúp cho Việt Nam có nguồn kinh phí phát triển trồng rừng phòng hộ.

Hiện nay, các nhà khoa học trường ĐH Cần Thơ đang xây dựng báo cáo cuối cùng để nộp cho các bộ liên quan xem xét. Nếu chính phủ đồng ý cho phép dự án này hoạt động thì JBIC sẽ viện trợ vốn không hoàn lại. Dự kiến, dự án khả thi sẽ được tiến hành trong 2 năm 2006 - 2007 và bắt đầu hoạt động vào năm 2008. Chủ đầu tư dự án sẽ là Chính phủ Việt Nam, với quản lý dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện nghiên cứu Rừng, các trường ĐH, Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vietnam Paper Corporation - VINAPACO).

Theo Vietnamnet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp