29/11/2024 17:48 GMT+7

ĐBSCL: Cần khai thác tiềm năng thế mạnh để tập trung hiện đại hóa

Ngày 29-11, tại TP Cần Thơ đã khai mạc Diễn đàn quốc tế phát triển bền vững vùng ĐBSCL (gọi tắt là SDMD) với chủ đề “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa - Động lực cho phát triển bền vững vùng”, do Trường đại học Cần Thơ và UBND TP Cần Thơ tổ chức.

ĐBSCL: Cần khai thác tiềm năng thế mạnh để tập trung hiện đại hóa - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thịnh - phó cục trưởng Cục Công Thương địa phương - phát biểu tại diễn đàn SDMD 2024 - Ảnh: T.LŨY

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Thịnh - phó cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) - cho biết Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn nhất của cả nước.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỉ trọng cao và liên tục gia tăng tỉ trọng. Một số sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp cho dịch chuyển chung của cả ngành như dệt may, da giày, thủy sản chế biến, trái cây chế biến, chế biến gạo, điện tử… với sự dẫn dắt của một số địa phương như Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long…

"Các sản phẩm công nghiệp chế biến và nông sản của vùng đứng đầu cả nước về giá trị sản xuất và xuất khẩu, trở thành động lực chính trong phát triển kinh tế của địa phương và của cả nước. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp đã đi đúng hướng như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỉ trọng cao và liên tục gia tăng tỉ trọng", ông Thịnh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, công nghiệp chế biến chưa thực sự phát triển nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên để kinh tế nông - thủy sản thật sự trở thành động lực quan trọng cho phát triển.

Đồng thời quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước còn chậm, trình độ công nghệ chủ yếu là trung bình và thấp.

"Theo tôi, cần tập trung vào khai thác phát triển theo hướng khai thác tối đa tiềm năng của vùng như phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tăng cường liên kết vùng để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng ổn định, từ đó hình thành trung tâm sản xuất lớn, đi liền với chế biến sâu cho thị trường trong nước và xuất khẩu" - ông Thịnh nói.

Trong khi đó, ông Trần Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường Bách khoa thuộc Trường đại học Cần Thơ - cho rằng để phát triển xứng với tiềm năng về nông nghiệp và thủy sản, việc cấp thiết trước mắt là các tỉnh trong vùng cần đầu tư sớm phát triển lĩnh vực công nghiệp, hiện đại hóa ở các lĩnh vực thế mạnh của mình.

Hiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 50% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn không qua đào tạo bài bản. Số lao động có tay nghề cao chỉ đạt khoảng 15% (thấp hơn so với trung bình cả nước).

Các ngành kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công nghiệp chế biến và công nghệ cao đang thiếu nhân lực trầm trọng. Vì vậy cần đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực, tạo ra con người hiện đại hóa, đổi mới khoa học công nghệ thực sự... mới tạo ra sự phát triển bền vững cho vùng; tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực trên thị trường trong nước và quốc tế.

 - Ảnh 2.

Các đại biểu trình bày báo cáo tại diễn đàn - Ảnh: T. LŨY

Theo lãnh đạo Trường đại học Cần Thơ, diễn đàn SDMD năm nay không chỉ là nơi chia sẻ kinh nghiệm, kết nối hợp tác mà còn là dịp để các địa phương trong vùng cùng nhau xác định rõ các định hướng và hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển lâu dài cho ĐBSCL.

Đây cũng là cơ hội để khẳng định cam kết mạnh mẽ từ phía chính quyền, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc chung tay xây dựng một ĐBSCL hiện đại, bền vững vào năm 2045.

Để vượt qua những thách thức này, cần phải có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh sự liên kết giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu -giáo dục và cộng đồng trong việc triển khai các giải pháp cụ thể.

 - Ảnh 3.Sẽ có trung tâm khởi nghiệp sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 16-11, tại Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 2-2024, bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh sự cần thiết của việc hình thành trung tâm cấp vùng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp