10/09/2013 04:05 GMT+7

Dạy trẻ trước hết là phải hiểu trẻ

NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý học ĐH Nguyễn Huệ)
NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý học ĐH Nguyễn Huệ)

TT - Thực tế cho thấy cha mẹ cứ bắt con phải giỏi bằng bạn bè trong khi trình độ nhận thức của con có giới hạn. Từ đó các em phải nhồi nhét một khối lượng kiến thức khổng lồ, hỗn độn dẫn đến bị căng thẳng, áp lực trong học tập và kết quả thì chẳng được là bao.

Có cha mẹ lại thờ ơ với cảm xúc con trẻ, họ không biết đời sống tâm hồn của trẻ cũng vô cùng phức tạp, ở mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có những cảm xúc, tình cảm riêng biệt... Và một số cha mẹ đã vô tình xúc phạm đến lòng tự trọng của trẻ, rồi khi hậu quả đáng tiếc xảy ra thì đã muộn màng. Còn có cha mẹ lại tỏ ra coi thường con trẻ, cho rằng “trẻ biết gì mà hỏi, biết gì mà làm” rồi họ không bao giờ thừa nhận những thành quả của con dù rất nhỏ.

Kết quả là khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cứ càng ngày rộng ra, trẻ cảm thấy tự ti, thậm chí coi thường chính cha mẹ mình. Vậy người lớn phải thật sự hiểu trẻ, trước hết phải hiểu về khả năng nhận thức của con đến đâu, phải thật đồng cảm, đồng hành để có thể chia sẻ cảm xúc với con hằng ngày. Đồng thời cha mẹ phải thật sự tôn trọng con về tính khí, năng khiếu, sở trường của con, từ đó mới có thể nâng đỡ, tạo điều kiện để có thể giúp con dễ dàng tham gia các hoạt động trong gia đình và xã hội.

PHƯƠNG LAN (Biên Hòa, Đồng Nai)

Không lao động chân tay - trẻ khuyết tật nhân cách

Tôi rất tâm đắc với một ý kiến của phó giáo sư Văn Như Cương: “Xin các vị đừng thương con đến mức không để con đụng tay đụng chân làm bất kỳ việc gì, mà dành toàn bộ thời gian cho chúng “dùi mài kinh sử...” và “Không có lao động không có sáng tạo. Một người lười lao động chắc chắn không làm việc gì thành công”. Dường như ngày nay không ít phụ huynh vì nhiều lý do mà không dạy con lao động chân tay, dường như họ xem lao động chân tay là việc của người lớn, còn trẻ con thì học là “việc trung tâm”. Vậy là một thế hệ những đứa trẻ không biết lao động và chúng sẽ không bao giờ có được về giá trị của lao động, dẫn đến “khuyết tật” về nhân cách. Có phụ huynh chia sẻ rằng: “Tôi không cho con lao động chân tay nhưng năm nào cũng tham gia các khóa học kỹ năng nên cháu đã biết nhiều về những việc làm của người nông dân”.

Quả thật, tôi cũng tham gia chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, bản thân tôi có ý kiến thế này: đừng kỳ vọng gì nhiều ở con trẻ khi chúng tham gia vài ngày khóa học kỹ năng sống. Những gia đình ở thành thị vì nhiều lý do chọn cách này thì ít nhiều cũng hữu ích nhưng không bền vững bằng sự trải nghiệm một cách tự nhiên. Nếu trẻ được về quê sống với sự bình yên sẽ để lại những ký ức tốt đẹp và ấn tượng nhất cuộc đời trong mỗi đứa trẻ. Trẻ được ra đồng ruộng tận mắt chứng kiến và cùng tham gia lao động với người nông dân mới thấy hết được giá trị của lao động. Nếu như đứa trẻ không được học lao động ngay từ nhỏ, tiếp xúc với công việc lao động muộn màng thì sẽ kéo dài sự non nớt, ngại gian khổ, làm cho sự trưởng thành chậm hơn rất nhiều so với độ tuổi, nhất là sự phát triển về mặt xã hội.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

PGS Văn Như Cương gửi "tâm thư" bàn về cách dạy con

NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý học ĐH Nguyễn Huệ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp