22/01/2015 06:00 GMT+7

Dạy "học sinh cá biệt" bằng phương pháp... cá biệt

ĐẶNG TƯƠI - HOÀNG HƯƠNG - TRÀ MY
ĐẶNG TƯƠI - HOÀNG HƯƠNG - TRÀ MY

TTO - Câu chuyện một học sinh bị đình chỉ học tập vì “tự ý bỏ biểu diễn ngày sơ kết học kỳ 1” đã nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Cô Lê Thị Thanh Nguyệt, hiệu trưởng trường THPT DL Phạm Ngũ Lão (TP.HCM) chia sẻ với các phóng viên sáng 21-1 - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG.

Một số ý kiến bất đồng nhưng phần đông độc giả cho rằng việc làm của nhà trường là hợp lý.

Bạn đọc Đỗ Thành Đồng nêu: "Đừng nghĩ là giáo dục chỉ là dạy những bài học trong sách vở. Em học sinh này cần phải được giáo dục để thành người có nhân cách mai sau. Việc em khi bỏ chương trình văn nghệ cần phải được kỷ luật".

Từ câu chuyện này, TTO đã có cuộc trò chuyện cùng với các em học sinh, cựu học sinh và những người làm công tác giảng dạy để tìm hiểu góc nhìn của họ trong vấn đề rèn giũa học sinh cá biệt, nổi loạn.

“Lạt mềm buộc chặt”

Anh Huỳnh Quốc Bảo (cựu học sinh THPT Huỳnh Mẫn Đạt, Kiên Giang) cho biết lớp anh từng là lớp “cá biệt” trong trường với đủ trò quậy phá như giấu sổ đầu bài, đánh lộn, cúp học… Nhưng với sự kiên trì, nhẫn nại của cô giáo chủ nhiệm, những cậu con trai mới lớn đã bị “cảm hóa”.

Anh Bảo kể: "Có một lần, tụi mình giấu sổ đầu bài và bị giáo viên bộ môn quở trách, tưởng cô chủ nhiệm sẽ rầy la như mọi lần, nhưng ai ngờ cô vẫn vô lớp dạy bình thường, không đá động gì đến tụi mình. Tự nhiên thấy cô như vậy tụi mình thấy rất có lỗi, giống như cô buồn mà phải chịu đựng vậy".

>> Anh Huỳnh Quốc Bảo 

Anh Quốc Bảo cho rằng tuổi mới lớn thì nghịch phá là chuyện khó tránh khỏi. Những biện pháp mạnh như kỷ luật hay lớn tiếng trách mắng, la rầy đôi khi sẽ không có tác dụng bằng sự mềm mỏng, kiên nhẫn.

>> Anh Huỳnh Quốc Bảo 

La mắng không bằng "lạt mềm buộc chặt" 

Bạn Lê Quốc Khánh, học sinh lớp 11 trường THPT Thuận Hưng (Cần Thơ) kể em từng học chung với một bạn khá nổi loạn, hay cúp học, quậy phá… Khi các thầy cô bộ môn la rầy, trách mắng hay phạt nặng thì học sinh này càng “cứng đầu” hơn.

Tuy nhiên, cô giáo chủ nhiệm của Khánh đã chọn cách khác, đó là kiên trì trò chuyện và khuyên nhủ. “Cuối cùng bạn đó cũng hiểu được những điều cô nói và cố gắng sửa sai” - Khánh nói.

>> Lê Quốc Khánh

Bạn Hoàng Thị Ngọc Liên (Đồng Nai) thì cho rằng những bạn học sinh cá biệt cần được quan tâm và giúp đỡ thay vì trách mắng, cô lập.

“Thầy cô nên gần gũi và giúp cho học sinh cá biệt không cảm thấy mình bị cô độc mà nảy sinh phản ứng tiêu cực khác”, Liên nói.

>> Hoàng Thị Ngọc Liên

Bạn Mai Thi, cựu học sinh trường THPT Văn Lang (Đồng Nai) kể lại câu chuyện về “người thầy hoàn hảo” trong mắt bạn.

Khi phát hiện những biểu hiện lạ của học sinh như lười học, nghỉ học không phép hay bị bạn bè xấu lôi kéo, thầy đã nhờ các bạn trong lớp trò chuyện và tìm hiểu nguyên nhân.

“Sau đó, thầy của mình thường xuyên trò chuyện và chỉ dạy riêng những chỗ bạn ấy chưa hiểu bài. Thầy cũng đến nhà và gọi điện về cho gia đình để hỏi thăm tình hình và tìm hiểu thêm nguyên nhân”, Mai Thi kể.

>>  Mai Thi 

Mai Thi còn cho biết thầy khuyên các bạn trong lớp không nên tránh né học sinh này mà phải hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau để bạn ấy không cảm thấy áp lực khi đi học.

“Bạn nghỉ học nhiều thì cũng ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, mình cũng có kể lại với thầy. Nhưng thầy bảo là nên hỏi nguyên nhân vì sao bạn nghỉ học, kiến thức nào bạn chưa theo kịp, chứ không nên xa lánh bạn”, Thi nói.

>>  Mai Thi 

“Ai cũng muốn mình là học sinh ngoan, giỏi nhưng vì lý do về gia đình, về tâm sinh lý và rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đển những hành động tiêu cực của một vài bạn học sinh. Trước hết thầy cô nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và dùng sự mềm mỏng, dùng những “lạt mềm” để “buộc chặt” và cảm hóa học sinh của mình”, Mai Thi kết luận.

Kết hợp kỷ luật và tình thương

Đó là ý kiến của cô Khánh Vân, giáo viên trường THPT Năng Khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Cô Khánh Vân chia sẻ: "Đừng vì một vài biểu hiện nhất thời của học sinh mà gán ghép cho các em cái tên “học sinh cá biệt”. Bên cạnh đó, thầy cô giáo cũng cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi của các em bởi “giai đoạn cấp 2, cấp 3 là giai đoạn khá nhạy cảm và có những rối loạn của tuổi dậy thì. Đôi khi những phản ứng nổi loạn là do các em không kiềm chế, kiểm soát được”.

>> Cô Khánh Vân 

Theo cô Vân, việc trước hết cần làm để uốn nắn các em là tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao.

“Mọi phản ứng của các em đều có nguyên nhân gốc rễ nào đó. Nguyên nhân thường nằm ở hoàn cảnh riêng về gia đình, tâm tư tình cảm của lứa tuổi dậy thì và đôi khi từ chính người giáo viên. Đôi khi người giáo viên chỉ vô tình thôi nhưng lại tạo nên sự ác cảm ở học trò”, cô Vân phân tích:

>> Cô Khánh Vân 

PGS-TS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội cho rằng thầy cô phải uốn nắn, định hướng ngay khi các em mắc những lỗi nhỏ để tránh dẫn đến việc xảy ra chuyện lớn rồi buộc lòng phải dùng biện pháp kỷ luật học sinh.

“Kỷ luật là một hình thức giáo dục, không chỉ giáo dục học sinh vi phạm mà còn răn đe các em khác nữa. Tuy nhiên, kỷ luật là hình thức giáo dục cuối cùng bắt buộc phải dùng đến”, PGS Văn Như Cương chia sẻ.

>> PGS.TS Văn Như Cương 

“Giáo dục là một hoạt động đặc biệt bởi sản phẩm tạo ra là con người. Bản thân tôi chưa bao giờ ủng hộ phương pháp đòn roi hoặc những hình thức kỷ luật quá khắt khe”, cô Vân bày tỏ quan điểm của mình.

Tình cô trò là những kỷ niệm thân thương tuổi học trò.

Cô Vân cho rằng vẫn nên dùng đến kỷ luật nhưng là kỷ luật kết hợp với tình yêu thương.

“Có như vậy thì người thầy mới không khắc những vết thương lên tinh thần của người học trò về sau này. Đừng làm các em học sinh rơi vào trạng thái thấy mình là kẻ cá biệt và cô độc trong lớp rồi nảy sinh những phản ứng tiêu cực như sợ hãi, tự ti…”, cô Vân nói.

>> Cô Khánh Vân 

Bên cạnh đó, PGS-TS Văn Như Cương cho rằng cần phải có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, cha mẹ không thể phó mặc hết cho trường trong vấn đề dạy trẻ.

“Có trường hợp học sinh nghỉ học đi chơi, nhà trường gọi điện về thì cha mẹ nói dối và bao che là học sinh bị ốm. Như thế là không phối hợp”, PGS Văn Như Cương nói.

>> PGS.TS Văn Như Cương 

"Giơ cao đánh khẽ"

Trao đổi với phóng viên vào sáng ngày 21-1, cô Lê Thị Thanh Nguyệt, hiệu trưởng trường THPT DL Phạm Ngũ Lão cho biết quyết định đình chỉ học tập đối với T.L. là một phương pháp giáo dục học sinh.

>> Cô  Lê Thị Thanh Nguyệt 

Cô Nguyệt giải thích thêm rằng mục đích của việc làm này là“giơ cao đánh khẽ” và với mong muốn giúp học sinh có kỷ luật tốt hơn.

>> Cô  Lê Thị Thanh Nguyệt 

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, T.L cho biết gia đình vì bức xúc nên đã đăng quyết định kỷ luật lên facebook.

“Gia đình cũng không hề nghĩ là sự việc sẽ thành như thế này. Sáng nay, gia đình em có đến trường và đã giải quyết ổn thỏa với nhà trường rồi. Bản thân em cũng đã nhận ra lỗi của mình”, T.L cho biết.

ĐẶNG TƯƠI - HOÀNG HƯƠNG - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp