05/08/2014 15:50 GMT+7

Dạy, học kiểu gì mà sợ thi ngoại ngữ?

Trần Nguyễn Hùng (trannguyenhung667@...)
Trần Nguyễn Hùng (trannguyenhung667@...)

TTO - Cùng với những ý kiến ủng hộ lẫn phản đối việc nên xem ngoại ngữ là môn thi bắt buộc hay không là một dòng quan điểm đáng suy ngẫm: nếu dạy ngoại ngữ tốt, ắt không dẫn đến tranh luận này.

kORpnSj7.jpgPhóng to
Tranh minh họa
TTO xin trích đăng:

+ Trong đào tạo tiếng Anh, hệ thống của chúng ta quá tập trung vào khả năng viết, phân tích mà gần như bỏ qua khâu phát âm. Một khâu rất quan trọng trong đào tạo ngoại ngữ mà lại bị xem nhẹ, vì vậy học sinh của chúng ta ra nước ngoài rất kém về giao tiếp, nghe nói. Về phát âm, theo nhận xét của tôi, hơn 90 % những người nói tiếng Anh ở nước ta phát âm sai, trong đó kể cả các giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở tất cả các cấp bậc (cùng một nhận xét với một giáo viên ĐH sư phạm ngoại ngữ từng đi tu nghiệp tại Anh).

Tôi đã có cơ hội đặt chân tới nước Anh, khi phát âm theo kiểu được các thầy cô dạy trong nước, người Anh họ không hiểu, không biết mình nói thứ tiếng gì và họ bảo mình nói tiếng Singapore. Tôi từng là giáo viên dạy đại học và đã trao đổi chuyện với đồng nghiệp dạy tiếng Anh cùng trường. Có người đồng tình với ý kiến của tôi (là những người đã từng đi Anh, Úc) còn đa số không đồng tình. Trong số không đồng tình, có người nói đến người Anh mà còn nói ngọng.

Thật ra theo sự hiểu biết của tôi, chúng ta đã dạy sai về nguyên lý phát âm của người Anh nên không thể phát âm đúng âm của họ. Vì vậy sự cải tổ này phải chính từ những giáo viên dạy tiếng Anh ở tất cả các cấp bậc. Những người dạy phải nhận thức được cái sai, cầu thị, không bảo thủ, nhìn thẳng vào sự thật thì mới sửa và cải thiện được chuyện dạy ngoại ngữ này.

Hiện nay có nhiều phương tiện để nghe và luyện âm theo như phim ảnh, đài truyền hình, băng đĩa do đúng người Anh phát âm. Mong rằng các giáo viên dạy tiếng Anh hãy gạt bỏ tự ái cá nhân của mình để sửa sai. Đó là cách thiết thực đầu tiên để cải thiện tình trạng ngoại ngữ yếu của chúng ta. Sau hệ thống giáo viên, sức lan tỏa mới truyền ra toàn bộ học viên và xã hội.

+ Theo mình thì điều quan trọng ở đây là dạy như thế nào chứ không phải thi cái gì. Cái gốc của cả nền giáo dục là ở đó.

+ Muốn học sinh có khả năng giao tiếp nên để cho giáo viên nước ngoài (phải là người có trình độ và đến từ các nước nói tiếng Anh thì mới có chất lượng) dạy hai kỹ năng nghe nói. Phần còn lại hãy để giáo viên Việt Nam dạy thì học sinh sẽ đạt kết quả tốt và cảm thấy thích học môn này hơn thôi.

+ Nếu bắt buộc thi môn này, đó sẽ là một thiệt thòi lớn cho tôi và nhiều bạn học ở vùng quê nghèo này. Thật vậy 11 năm qua môn học tôi sợ nhất chính là tiếng Anh, nó có quá nhiều vấn đề trong việc dạy và học: học từ vựng, học ngữ pháp. Đó chỉ là học "vẹt", học cũng như không, vậy lấy gì để thi. Không thể nào học tốt môn ngoại ngữ nếu tình trạng này cứ tiếp tục. Ngoại ngữ có nên là môn bắt buộc không? Câu trả lời là không sẽ tốt hơn trong thời điểm này.

+ Nhiều học sinh, kể cả sinh viên, đều tỏ ra sợ khi đề cập việc học tiếng Anh. Chưa kể vùng sâu vùng xa thì các bạn sẽ học như thế nào? Trước tiên, cần thay đổi phương án trong việc dạy và học cho các trường THCS, THPT, ĐH, CĐ... Phải dần hướng cho các bạn sự thích thú khi học môn này.

Nên cải thiện việc giảng dạy của giáo viên và nghiên cứu thêm về khả năng tiếp thu, khoảng trống mà nhiều bạn vướng phải để từ đó tìm hướng giải quyết tốt hơn!

+ Rõ ràng một điều là trình độ ngoại ngữ của học sinh nước ta có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền. Một, hai năm là khoảng thời gian quá ngắn để cải tạo được điều đó. Một khi chưa cải tạo thì chưa thể tiến hành đổi mới thi được. Cái chúng ta cần là thời gian.

Nói "học sinh không muốn rước cái khó nên mới không tán thành thi tiếng Anh bắt buộc" là không đúng. Trong cuộc sống không ai muốn mình bị thiệt thòi điều gì, cũng chẳng ai muốn mình vướng cái khó nào cả. Nhưng việc gì cũng phải từ từ. Tiếng Anh rất cần thiết cho nhiều ngành nghề, đóng vai trò lớn trong quá trình hội nhập nhưng không thể vì điều đó mà để thế hệ 1998, 1997 phải chịu thiệt thòi. Bây giờ ra quyết định thi bắt buộc thì các thế hệ học sinh sau sẽ sớm định hướng, chú trọng đào sâu tiếng Anh hơn - điều đó rất hoan nghênh. Nhưng đó là của các học sinh lớp sau. Còn hiện tại thì khó học sinh đáp ứng được.

+ Hiện nay bài thi đại học của môn ngoại ngữ chỉ kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và cấu trúc văn phạm. Tôi nghĩ các em ở các tỉnh khác không phải lo lắng quá về môn thi này. Với yêu cầu như hiện nay, các em chỉ cần chăm chỉ học trong sách giáo khoa phổ thông và một số bài bổ trợ trên mạng là đủ.

Khi nào bộ yêu cầu học sinh phổ thông phải thi cả bốn kỹ năng thực hành tiếng (nghe, nói, đọc, viết), khi đó các bạn sẽ cần học bài bản hơn. Và dĩ nhiên chỉ trong trường hợp này, một số học sinh ở thành phố mới có lợi thế hơn các em ở tỉnh xa.

+ Thời kỳ hội nhập mà không biết ngoại ngữ thì hội nhập với ai? Theo tôi, chỉ cần bắt buộc là học sinh phải học. Một xã hội văn minh, hiện đại mà đại đa số người làm việc không biết ngoại ngữ thì làm sao hiện đại được?

Đừng bao giờ nói làm nông dân, nông nghiệp thì không cần ngoại ngữ, một quan điểm quá sai lầm. Khoa học ngày nay tiến như vũ bão, nông nghiệp cũng phải biết ngoại ngữ để xem người ta đang nghiên cứu gì, làm gì trong lĩnh vực của mình chứ. Vậy những chính sách như bắt buộc thi ngoại ngữ là đúng, hãy cứ làm thôi.

+ Học ngoại ngữ nên bắt đầu từ tiểu học. Trong xu thế hội nhập, việc người dân có thể sử dụng thành thạo một ngoại ngữ là hết sức quan trọng, để đạt được điều đó thì việc triển khai học ngoại ngữ từ sớm và nên bắt buộc là điều nên làm ngay và cần làm quyết liệt mới đạt.

Trần Nguyễn Hùng (trannguyenhung667@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp