13/10/2012 07:15 GMT+7

Dạy con cười

Giảng viên tâm lý LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN
Giảng viên tâm lý LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN

TT - Nhiều bậc phụ huynh mong muốn con mình có đôi chút khiếu hài hước. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có tố chất này hoặc không phải tình huống hài hước nào của trẻ cũng mang lại sự vui vẻ.

p7PEE7BY.jpgPhóng to

Một lần hai cha con anh bạn tôi đến thăm người thân ở một bệnh viện. Bé vốn hiếu động và hay pha trò hài hước khi ở nhà.

Tập... hài hước từ thuở còn thơ

Đúng lúc, đúng nơi

Cuộc sống rất cần tiếng cười đùa, nhưng các bậc cha mẹ cũng cần chỉ cho trẻ hiểu hài hước không có nghĩa là đùa quá trớn hay lấy khiếm khuyết của người khác ra trêu chọc. Hài hước đúng lúc, đúng chỗ, nếu không sẽ trở nên lố bịch, phản cảm. Đùa nghịch cũng phải phù hợp với lứa tuổi, bởi với trẻ, nếu biểu hiện sự tếu táo không khéo léo sẽ trở nên hỗn xược.

Vào viện, lúc mọi người đang chia sẻ, bé cũng lon ton đến động viên bạn của ba. Về nhà, bé rủ một nhóm bạn cùng xem bé trong vai bệnh nhân ở viện. Khi bé giả vờ méo mặt, nói ngọng líu ngọng lô, co quắp một chân lên khiến nhóm bạn cười ồ. Nhưng sau đó, một bạn trong nhóm cho rằng bé hành động như thế là phản cảm, không thể lấy nỗi đau của người khác ra làm trò đùa. Với bộ mặt tiu nghỉu vì không được các bạn ủng hộ, thằng bé về “thỉnh giáo” ba ngay: “Vì sao con bày trò mà các bạn không vui, lại còn chỉ trích con?”. Anh bạn tôi nhân dịp này đã giáo huấn cho thằng bé hiểu rõ tính hài hước thể hiện khi nào là phù hợp, khi nào không nên, nhất là trẻ con không được lấy khiếm khuyết của người khác ra để đùa giỡn, giễu cợt.

Hài hước làm mọi người đều vui vẻ là sự hài hước thông minh và cần phải học tập, rèn luyện mới có được. Các nhà tâm lý cho rằng đứa trẻ nào biết sống hài hước, cởi mở, vị tha và chan hòa thì cuộc sống sẽ lạc quan, hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe. Vì thế, các bậc cha mẹ cần cùng con xây dựng tính hài hước ngay từ ngày con còn thơ bé. Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng sự hài hước là năng khiếu bẩm sinh không thể do giáo dục mà hình thành. Song, dưới góc độ tâm lý, khiếu hài hước là một phẩm chất nhân cách bé cần được học hỏi, rèn luyện từ nhỏ chứ không phải tự nhiên có.

Trẻ thường có xu hướng học tính hài hước từ những người thân yêu. Những trẻ có khiếu hài hước luôn vui vẻ, lạc quan hơn và thích ứng nhanh với các tình huống khác biệt. Trẻ biết tôn trọng, chia sẻ niềm vui với các bạn cùng trang lứa và linh động vượt qua nghịch cảnh. Đồng thời, trẻ có khiếu hài hước thường linh hoạt, thông minh, ứng xử nhanh nhạy, sáng tạo trong giải quyết công việc và thích ứng nhanh với những tình huống bất ngờ, có khả năng truyền lửa trong các phong trào. Khi trưởng thành, trẻ có thể là chỗ dựa tinh thần của gia đình trước những biến cố cuộc đời. Nếu phụ huynh muốn biến tính hài hước trở thành kỹ năng sống cho trẻ thì cần giúp trẻ thực hành kỹ năng này và theo dõi, khuyến khích, động viên trẻ hằng ngày.

Cả nhà cùng vui

Có thể tạo tính hài hước cho trẻ đơn giản bằng cách cả nhà cùng xem bộ phim hài rồi để bé diễn lại những hành động bé yêu thích. Cũng có thể trước khi bé đi ngủ, cha mẹ kể một câu chuyện vui. Cha mẹ nên tạo cho con một môi trường sống luôn rộn vui tiếng cười bằng những cuốn truyện cười thiếu nhi hoặc cho bé xem một số chương trình tivi hài như một bộ phim hoạt hình vui nhộn. Song cha mẹ cần kiểm soát, chọn lọc chặt chẽ các chương trình truyền hình phù hợp với trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn này ngôn ngữ của các em đang phát triển và chưa hoàn thiện.

Tính hài hước luôn song hành với lối suy nghĩ lạc quan, yêu đời. Cha mẹ có thể giúp trẻ hình thành kỹ năng diễn tả niềm vui, không suy nghĩ quá lâu về mặt tiêu cực của vấn đề. Có được sự lạc quan cũng có nghĩa trẻ sẽ dễ dàng vượt qua những nỗi buồn phiền, lo lắng và nhìn cuộc đời tích cực hơn.

Giảng viên tâm lý LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp