31/05/2024 11:57 GMT+7

Đầu tư tại Việt Nam: Còn xin - cho, còn khó 'vũ bão'

Một nhà đầu tư phải hài lòng mới giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác được. Muốn nhà đầu tư làm như vũ bão, thủ tục hành chính cũng phải "vũ bão".

Công nhân làm việc tại Công ty Vexos (100% vốn nước ngoài) trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Công nhân làm việc tại Công ty Vexos (100% vốn nước ngoài) trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người ta làm như vũ bão, còn chúng ta cái gì cũng xin - cho; không phân cấp, phân quyền; không dám nghĩ dám làm, cứ đá lên đá xuống sẽ rất khó.

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã vạch ra hết rào cản mà một doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) đang gánh chịu khi muốn đầu tư tại Việt Nam.

Ông nói "nếu chúng ta không cải cách nhanh, nhà đầu tư sẽ đi chỗ khác", nhưng thực tế việc nhà đầu tư đi chỗ khác đã và đang diễn ra chứ không còn "sẽ".

Chấp thuận chủ trương được xem là rào cản lớn khiến doanh nghiệp "ngán" nhất khi muốn đầu tư. Chỉ một bước "chấp thuận" ban đầu nhưng có thể lấy đi của nhà đầu tư 1-2 năm.

Một số chủ đầu tư trong nước, khi được phóng viên hỏi, cho rằng quy định Luật Đầu tư hiện nay cơ bản không vướng, chỉ vướng ở cách quản lý, cách làm của các địa phương.

Nhưng cách trả lời đó cho thấy nhiều doanh nghiệp đã sống quen trong rừng thủ tục và cơ chế xin - cho. Phải nghe các nhà đầu tư đang đầu tư ở nước ngoài kể về việc "được trải thảm", làm thủ tục "dễ như mua mảnh đất" mới thấy sự "trầy trật" mà nhiều nhà đầu tư trong nước phải trải qua.

Một nhà đầu tư chia sẻ ở nhiều nước, sau khi chọn đúng dự án phù hợp năng lực, doanh nghiệp chỉ việc nộp đầy đủ các loại giấy tờ (quốc tịch, hồ sơ năng lực, tổng mức vốn, thời gian hoàn thành dự án...) cơ bản theo danh mục hướng dẫn.

Toàn bộ dự án và danh mục hồ sơ được niêm yết trên cổng thông tin điện tử và doanh nghiệp vào đầu tư dễ dàng tiếp cận thông qua luật sư tư vấn.

Mấy ngày sau, một thư điện tử sẽ được gửi về thông báo kết quả cho nhà đầu tư. Không có việc gặp mặt giữa nhà đầu tư và các công chức công quyền. Những công việc khó đã được cơ quan nhà nước làm và "dọn sẵn" để nhà đầu tư chỉ chú tâm, đổ lực vào làm.

Ngược lại, để hoàn thành bước chấp thuận chủ trương ở nước ta "trên luật" mất 35 ngày, thực tế mất ít nhất một năm để các cơ quan xin - cho ý kiến.

Doanh nghiệp thay vì sử dụng năng lực, trí tuệ để tính toán sao cho dự án đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, hoạt động nhanh nhất lại phải chạy đôn chạy đáo, tốn rất nhiều tiền của, công sức, thời gian để thực hiện ít nhất bảy nội dung cần thẩm định nhằm được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong đó có những nội dung đáng lý ra thuộc trách nhiệm cơ quan nhà nước phải làm từ đầu, và có những nội dung thuộc về hiệu quả đầu tư không nhất thiết phải thẩm định.

Một doanh nhân cần nắm bắt thời cơ nhưng xin chủ trương, điều chỉnh quy hoạch... mất thời gian và có thể mất luôn thời cơ. Và với rừng thủ tục như vậy, đừng mong có cách làm "vũ bão".

Chỉ khi thay vì yêu cầu doanh nghiệp làm hết các thủ tục nhiêu khê, cơ quan công quyền chủ động "dọn đường" bằng cách làm hết những việc khó và "trải thảm" để doanh nghiệp chỉ phải tập trung triển khai đầu tư, xây dựng thì khi đó mới mong có "vũ bão" trong đầu tư.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Không cải cách nhanh, nhà đầu tư sẽ đi chỗ khác'

Có ba vấn đề lớn mà nền kinh tế đang phải đối mặt, đó là niềm tin của thị trường, tâm lý xã hội và tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ công chức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp