30/11/2009 09:01 GMT+7

Đầu tư cho văn hóa nhiều rủi ro!

NGA LINH thực hiện
NGA LINH thực hiện

TT - Hội nghị “Xúc tiến đầu tư lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh phía Nam” vừa diễn ra hai ngày 27 và 28-11 tại Bình Dương. Ông Nguyễn Danh Ngà - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính, Bộ VH-TT&DL - chủ trì hội nghị đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

HsWK88AW.jpgPhóng to

Ông Nguyễn Danh Ngà - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính, Bộ VH-TT&DL - Ảnh: Cù Zap

TT - Hội nghị “Xúc tiến đầu tư lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh phía Nam” vừa diễn ra hai ngày 27 và 28-11 tại Bình Dương. Ông Nguyễn Danh Ngà - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính, Bộ VH-TT&DL - chủ trì hội nghị đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

Ông Ngà cho biết: Năm nay, Bộ VH-TT&DL chọn 21 tỉnh phía Nam là nơi xúc tiến đầu tư lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, mục tiêu chính vẫn là thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

* Sau hội nghị lần I (xúc tiến đầu tư ba lĩnh vực tại các tỉnh duyên hải miền Trung), các nhà đầu tư - đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài - tỏ rõ lo ngại về nhiều chính sách pháp lý (đơn cử: chính sách thuế). Có điều gì thay đổi trong hội nghị lần này tại các tỉnh phía Nam, thưa ông?

- Tại hội nghị, đại diện của Bộ Tài chính đã cung cấp thông tin cụ thể về chính sách “Thuế trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch”. Từ đầu năm, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực xã hội hóa (bao gồm: giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường).

Theo đó, các doanh nghiệp trong những lĩnh vực trên phải nộp 10% thuế thu nhập doanh nghiệp (các lĩnh vực khác là 25%). Ngoài ra, chúng tôi giới thiệu một số chính sách: cho thuê đất với giá ưu đãi, miễn thuế trước bạ... Chúng tôi cũng công khai mọi dự án đầu tư trong ba lĩnh vực của 21 tỉnh phía Nam, kêu gọi các tập đoàn tài chính, ngân hàng, các nhà đầu tư... cả trong và ngoài nước tham gia.

* Riêng về văn hóa, theo ông, đâu là điều các nhà đầu tư quan tâm và muốn hỗ trợ nhất?

- Họ thường chỉ quan tâm đến yếu tố lợi nhuận. Về du lịch hay thể thao, có thể thấy rõ lợi nhuận đầy hứa hẹn trong đẩy mạnh đầu tư khách sạn, các tuyến du lịch, đào tạo vận động viên... Nhưng đầu tư cho văn hóa rất khó, rủi ro nhiều, hiệu quả thấp. Kêu gọi họ đổ tiền để xây dựng cơ sở vật chất như nhà hát, rạp chiếu phim hay bảo tồn các loại hình văn hóa truyền thống VN... là điều không tưởng! Chúng tôi thiên theo hướng kêu gọi đầu tư mở, cụ thể trên nhiều đối tượng: bảo tàng, thư viện, khu triển lãm, các đoàn nghệ thuật...

Ví dụ, trước thềm hội nghị, chúng tôi nhận được thông tin của Tập đoàn Penxi (Vương quốc Bỉ). Sau khi biết thực trạng bảo tàng VN không thu hút được khách du lịch, họ đề xuất cải tiến toàn bộ hệ thống bảo tàng các tỉnh phía Nam. Penxi cho rằng chúng ta cần mở rộng các hình thức trưng bày bảo tàng thông qua hệ thống 3D công nghệ mới, tạo hiệu ứng như thật cho du khách đến thưởng lãm.

Hay một số tập đoàn của Trung Quốc (Quế Lâm, Nam Ninh, Hong Kong) lại muốn trao đổi ý tưởng dựng vở, xây dựng những màn trình diễn có quy mô lớn, đầu tư dịch vụ kỹ thuật làm phim... Còn lại, một số tập đoàn từ Vương quốc Anh hay Singapore đến với tinh thần quan sát là chính.

mBqNzyZ2.jpgPhóng to
Tập đoàn Penxi (Bỉ) đề xuất cải tiến toàn bộ hệ thống bảo tàng các tỉnh phía Nam. Trong ảnh: khách du lịch tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm

* Nếu nhìn kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa tại một số nước khác, chúng ta đang yếu ở đâu, thưa ông?

- Xúc tiến đầu tư của chúng ta còn chia nhỏ lẻ ở các tỉnh, chưa tạo ra một cơ chế, chính sách thống nhất. Chính phủ phải có một chủ trương kích cầu cho lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, giảm thuế và tăng vốn hỗ trợ ban đầu cho anh em nghệ sĩ.

Tôi đơn cử Trung Quốc, họ có một nền “múa du lịch” đầy thương hiệu, không dùng ngôn ngữ vẫn thu hút được khách nước ngoài. Ai đi Trung Quốc đều biết đến chùm bốn nhạc kịch ngoài trời của Trương Nghệ Mưu: Ấn tượng Chị Ba Lưu - Quế Lâm, Ấn tượng Tây Hồ - Chiết Giang, Ấn tượng Lệ Giang - Vân Nam, Ấn tượng đảo Hải Nam.

Những nhạc kịch gắn liền với cảnh đẹp địa phương, những câu chuyện huyền thoại và màn trình diễn dân gian vô cùng đặc sắc đã trở thành bài học văn hóa cho các nước trong hội nghị Asean vừa rồi. Nhưng đằng sau đó, chính phủ T.Ư và địa phương nước này đã đổ hàng trăm triệu nhân dân tệ “vốn mồi” hỗ trợ cho từng vở nhạc kịch.

Hay truyện tranh Nhật Bản, nhờ truyện tranh mà các nhà xuất bản, các hãng phim đua nhau dựa vào đó để khai thác kinh doanh, gọi “kinh tế trong văn hóa” là vì thế!

Bỉ chuyển giao công nghệ mới cho bảo tàng VN

Tại hội nghị “Xúc tiến đầu tư lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh phía Nam” lần này, Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác năm năm (2010-2015) với Tập đoàn công nghệ Penxi (Vương quốc Bỉ).

Nội dung biên bản cam kết Bỉ sẽ tìm kiếm nguồn đầu tư tại quốc gia này và một số nước châu Âu, chuyển giao công nghệ trưng bày hiện vật bằng hệ thống 3D cũng như bằng các kỹ thuật tiên tiến khác cho các bảo tàng VN (đặc biệt tại khu vực phía Nam). Đồng thời, Penxi cũng xây dựng chương trình đào tạo cho các cán bộ áp dụng công nghệ mới tại bảo tàng.

NGA LINH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp