Triển lãm thu hút nhiều người xem, đặc biệt là những người lớn tuổi đến tham quan - Ảnh: V.V.TUÂN |
Trưng bày giới thiệu tới công chúng gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật quý hiếm, đặc biệt sưu tập gần 90 đầu báo, tạp chí cách mạng thời kỳ 1925-1945 hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Thái Nguyên, Bảo tàng Sơn La…
Triển lãm góp phần giúp khách tham quan hiểu hơn về một thời kỳ biên tập, in ấn, phát hành đầy khó khăn, gian khổ của các thế hệ người làm báo, sự hi sinh, mất mát của chính những người chiến sĩ cầm bút và biết bao quần chúng nhân dân, cơ sở cách mạng đã bảo vệ, nuôi giấu cơ quan biên tập, in ấn báo trong hoàn cảnh hiểm nguy những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đá in của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương dùng in tài liệu, sách báo của Đảng và mảnh kính đồng chí Phạm Văn Đồng để trên bàn khi viết bài cho báo Việt Nam Độc Lập và báo Tiền Phong năm 1942-1944 - Ảnh: V.V.TUÂN |
Không gian trưng bày chia thành năm phần gắn với từng giai đoạn phát triển của cách mạng: Giai đoạn 1925-1930: tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản trong quần chúng, giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin, cổ động quần chúng lao động, trước hết là công nhân, tham gia đấu tranh và xây dựng tổ chức, bảo vệ quyền lợi thiết thực hằng ngày và đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc với những tờ báo tiêu biểu như: Thanh Niên, Bônsêvích, Công Nông Binh, Thân Ái, Búa Liềm, tạp chí Công Hội Đỏ, Lao Động, Hầm Mỏ, Dân Cày, Giải Thoát, Sao Đỏ…
Truyền đơn của Tỉnh ủy Việt minh Thanh Hóa, in chỉ thị “Đòi ăn” tháng 1-1945 - Ảnh: V.V.TUÂN |
Giai đoạn 1930-1936: báo chí thời kỳ này làm chức năng “người tổ chức tập thể” đóng góp tích cực vào việc khôi phục và phát triển Đảng, các tổ chức quần chúng, gắn chặt nhiệm vụ xây dựng về tổ chức với đấu tranh chính trị và lý luận.
Báo chí được xuất bản bằng nhiều cách: bút thép trên giấy sáp, đánh máy trên giấy sáp, mực tím trên giấy rồi in trên bàn thạch, hay đất sét, chép tay làm nhiều bản.
Trong điều kiện hoạt động bí mật, bất hợp pháp nên mỗi tờ báo khuôn khổ các số không đều nhau, loại giấy không thống nhất, lúc giấy tốt, khi giấy xấu, khi bị nhòa nhiều, khi không định kỳ… với các tờ: tạp chí Đỏ, Tranh Đấu, Tiến Lên, Cờ Vô Sản, Giác Ngộ, Tin Tranh Đấu Bắc Kỳ, Người Lao Khổ, Công Nông Binh, Giải Phóng, Hồn Lao Động, Phấn Đấu, Dân Cày, Lưỡi Cày, Con Đường Sống, Xích Xinh, Học Sinh…
Máy in, cơ quan ấn loát bí mật của Đảng được sử dụng từ năm 1944-1945 - Ảnh: V.V.TUÂN |
Giai đoạn 1936-1939 với các báo: Le Travail, Tân Xã Hội, Nhành Lúa, Rasemblement, Kinh Tế Tân Văn, L’anant garde, Le Peuple, En Avant, Tiến Hóa, Tin Tức, Dân Chúng, Thế Giới, Dân Tiến, Lao Động, Dân Muốn, Notre Voix, Đông Phương, Tiến Lên, Mới, Hồn Trẻ, Bạn Dân, Hà Thành thời báo, Phổ Thông, Đời Nay… có nội dung tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, Quốc tế Cộng sản, Liên Xô, Đảng Cộng sản Pháp và Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận chống phát xít, cổ động quần chúng tham gia các cuộc vận động Đông Dương đại hội, bầu cử và đấu tranh nghị trường, phát động quần chúng đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, tự do báo chí…
Báo Việt Nam Độc Lập in kêu gọi Việt - Mỹ là bạn - Ảnh: V.V.TUÂN |
Giai đoạn 1939-1945: Báo chí cách mạng giai đoạn này đã bám sát từng bước tiến triển của cách mạng, đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuẩn bị, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 thắng lợi.
Báo Cờ Vô Sản - cơ quan tuyên truyền của Liên chấp ủy địa phương Nam Đông Dương - xuất bản những năm 1933-1935- Ảnh: V.V.TUÂN |
Sưu tập truyền đơn thời kỳ Cách mạng Tháng Tám năm 1945: giới thiệu sưu tập truyền đơn thời kỳ tiền khởi nghĩa, gắn với sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh và trung đội cứu quốc quân tiến tới thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng guân, cao trào kháng Nhật cứu nước, Cách mạng Tháng Tám thành công…
Báo Thế Giới, cơ quan tuyên truyền của Đoàn Thanh niên dân chủ Bắc kỳ - Ảnh: V.V.TUÂN |
Báo Cứu Quốc số xuân năm 1942 - Ảnh: V.V.TUÂN |
Báo Bạn Dân ra thứ bảy hằng tuần, xuất bản tại Hà Nội năm 1937 - Ảnh: V.V.TUÂN |
Một bức hình minh họa trên báo Liên Hiệp, cơ quan tuyên truyền của học sinh Nam kỳ năm 1930 - Ảnh: V.V.TUÂN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận