08/03/2021 20:27 GMT+7

'Đấu tranh nữ quyền sẽ ra sao nếu phụ nữ thắng, nam giới thua?'

HÀ QUÂN - MINH TRANG
HÀ QUÂN - MINH TRANG

TTO - Đó là chia sẻ của ông Đặng Hoa Nam, cục trưởng Cục Trẻ em, diễn giả trong tọa đàm Globalguytalk - nơi nam giới có thể gia tăng ảnh hưởng lên bình đẳng giới thông qua những câu chuyện về cuộc sống hôn nhân, nuôi dạy con cái.

Đấu tranh nữ quyền sẽ ra sao nếu phụ nữ thắng, nam giới thua? - Ảnh 1.

Ông Đặng Hoa Nam, diễn giả tại tọa đàm Globalguytalk, tin rằng bình đẳng giới đến từ những giá trị xã hội và muốn có giá trị xã hội thì phải chia sẻ, trao đổi giữa cả phụ nữ và nam giới - Ảnh: ĐSQ Thụy Điển

Tọa đàm Globalguytalk là sự hợp tác của Viện Thụy Điển và Tổ chức phi lợi nhuận Make Equal, được Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức ở Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngày 8-3.

Bà Ann Mawe - đại sứ Thụy Điển - chia sẻ: "Mục tiêu chung của bình đẳng giới là một xã hội mà mọi người không phân biệt giới tính đều có cơ hội, quyền và nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 

Một phần của việc đạt được điều đó là đàn ông hiểu được cơ hội của họ để trở thành một phần của sự thay đổi tích cực và phản ánh tình hình của chính họ. Tôi tin rằng điều cần thiết cho một mối quan hệ gia đình lành mạnh là những người đàn ông nói chuyện với nhau và vượt qua tâm lý gia trưởng phổ biến là không chia sẻ cảm xúc". 

Ông Đặng Hoa Nam - cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, thương binh và xã hội - cho rằng: "Chúng ta nói về đấu tranh nữ quyền, nay là bình đẳng giới. Nhưng chúng ta nói quá nhiều về sự lên tiếng của nữ quyền, phụ nữ đấu tranh cho bình đẳng giới. Chúng ta cần có tiếng nói từ nam giới. 

Rất nhiều quốc gia tôn vinh nữ quyền, nhưng sẽ tốt hơn khi chúng ta tôn vinh bình đẳng giới, sự chia sẻ, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong xã hội, trong gia đình. Với tôi, trong ngày 8-3, món quà tốt nhất là sự chia sẻ trong công việc. 

Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới làm các công việc của phụ nữ hay phụ nữ làm các công việc của đàn ông. Tốt hơn hết là sự cùng tham gia, cùng chia sẻ".

Theo ông Nam, một nghiên cứu gần đây cho thấy trên toàn cầu, không chỉ phụ nữ phải chịu thiệt thòi mà đàn ông chịu rất nhiều áp lực. 

"Tôi không muốn nói nhiều về đấu tranh đòi nữ quyền. Nếu mà nói đấu tranh thì sẽ có người thắng người thua. Sẽ ra sao nếu phụ nữ thắng, nam giới thua, như vậy thế giới này không còn gọi là thế giới nữa. Tôi ủng hộ sự win - win, làm sao để cả hai cùng thắng thông qua chia sẻ suy nghĩ, tình cảm...", ông Nam nhấn mạnh.

Đấu tranh nữ quyền sẽ ra sao nếu phụ nữ thắng, nam giới thua? - Ảnh 2.

Globalguytalk là buổi nói chuyện tâm tình giữa những người đàn ông, nơi họ chia sẻ những điều thầm kín, có thể là sự ghen tuông, sự xấu hổ... hay cả việc được khóc khi gặp khó khăn, vượt lên những định kiến xã hội - Ảnh: HÀ QUÂN

Trong khi đó, bác sĩ Linus Olson (đến từ Thụy Điển) chia sẻ: "Với tôi, sự khác biệt giữa làm người cha với đàn ông chính là xã hội muốn tôi nuôi một đứa con trai, khi nó khóc thì tôi phải nói là - con không được khóc. 

Còn trong thâm tâm tôi, con người có cảm xúc, tôi muốn con trai chia sẻ những suy nghĩ của bản thân nó với tôi. Về sau khi con lớn lên, cháu sẽ làm vậy với con của mình".

Guytalk là một phương pháp để bắt đầu cuộc trò chuyện các chủ đề khác nhau về cảm giác trở thành đàn ông, và dựa trên ý tưởng rằng cuộc đối thoại về bình đẳng giới cũng cần được làm chủ bởi không chỉ phụ nữ mà còn nam giới và trẻ em nam.

Nhà ngoại giao kể chuyện bình đẳng giới Nhà ngoại giao kể chuyện bình đẳng giới

TTO - Hôm 5-3, tổng lãnh sự các lãnh sự quán Hà Lan, Úc, Đức, Mỹ và bà Tôn Nữ Thị Ninh - cựu đại sứ Việt Nam tại Liên minh châu Âu - kể những câu chuyện về bình đẳng giới trong nghề ngoại giao mà chính họ đã trải qua.

HÀ QUÂN - MINH TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp