28/06/2018 21:10 GMT+7

Đấu thầu công khai, loại bỏ 'điều khoản bí mật' trong hợp đồng BOT

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Chỉ đầu tư BOT với các tuyến đường mới, đấu thầu công khai hợp đồng phải loại bỏ các điều khoản bí mât, minh bạch các thông tin về dự án để thuận tiện cho người dân giám sát...

Đấu thầu công khai, loại bỏ điều khoản bí mật trong hợp đồng BOT - Ảnh 1.

Tài xế phản đối trạm BOT cầu Tân Đệ (Thái Bình) thu phí cho dự án đường tránh thị trấn Đông Hưng cách đó hơn 20 km - Ảnh: TIẾN THẮNG

Đó là một số nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết số 83/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành.

Nghị quyết của Chính phủ nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) nói riêng và hợp tác công tư (PPP) nói chung.

Nghị quyết yêu cầu rà soát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP (bao gồm các loại hợp đồng) phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng tất cả các giai đoạn từ trước tới hết năm 2017 và cập nhật đến thời điểm báo cáo, nhằm đánh giá những mặt được và những hạn chế, bất cập, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Nghị quyết cũng yêu cầu triển khai các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm.

Báo cáo tổng hợp tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu  tư theo hình thức PPP của Chính phủ bao gồm tất cả các ngành dự kiến trình ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2018.

Liên quan đến một số vấn đề chính còn tồn tại của cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có hình thức hợp đồng BOT cần nghiên cứu để tập trung tháo gỡ và hoàn thiện, nghị quyết yêu cầu:

Quy định chặt chẽ về tiêu chí lựa chọn dự án để đầu tư theo hình thức hợp đồng ВОТ nói riêng và hình thức đầu tư PPP nói chung. Bổ sung quy định về tiêu chí để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư, nghiên cứu quy định mức vốn chủ sở hữu phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm dự án, phù hợp với chủ trương huy động nguồn lực xã hội.

Rà soát quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình theo họp đồng BOT,  trong đó tập trung sâu về các dự án giao thông.

Quy định trách nhiệm (bao gồm cả hình thức xử lý khi vi phạm) của cơ quan nhà nước trong thực hiện quy trình đầu tư, khai thác các dự án giao thông đầu tư theo hợp đồng BOT.

Nghiên cứu, xây dựng suất đầu tư và suất vận hành trong đầu tư các công trình thuộc ngành giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không) theo hình thức BOT.

Nghiên cứu xây dựng mẫu hợp đồng BOT áp dụng cho ngành giao thông, trong đó phải loại bỏ các điều khoản bí mật.

Nghị quyết nêu rõ các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.

Việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa chỉ định thầu. Khuyến khích áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư qua hệ thống mạng đối với các dự án PPP nói chung, dự án BOT nói riêng.

Quy định và thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch các thông tin về dự án để thuận tiện cho người dân giám sát.

Với các tồn tại cần giải quyết của các công trình giao thông đầu tư theo hình thức ВОТ đã và đang triển khai, nghị quyết yêu cầu:

Khẩn trương quyết toán các dự án đã hoàn thành để xác định phương án tài chính và thời gian thu phí sử dụng dịch vụ chính thức. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; thực hiện đúng cam kết của Nhà nước với nhà đầu tư về phần vốn hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Thực hiện nghiêm túc các điều khoản về đảm bảo đầu tư nhằm bảo đảm khả năng thu hồi vốn của các dự án.

Hoàn thiện việc rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, chính sách miễn giảm giá tại tất cả các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ và quản lý doanh thu chặt chẽ để có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, thống nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Xây dựng và ban hành tiêu chí thành lập trạm thu phí và nhà điều hành của các dự án nhằm đảm bảo tính kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư (trong đó có nghiên cứu, đánh giá sự hợp lý, cơ sở khoa học của quy định khoảng cách giữa 2 trạm). 

Xây dựng mức phí phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến (thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng); đảm bảo việc thu phí gắn với đoạn đường thực tế được đầu tư và người dân có quyền lựa chọn giữa việc sử dụng dịch vụ không phải trả phí và dịch vụ phải trả phí.

Xây dựng và ban hành khung tiêu chuẩn chung làm cơ sở thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng, tránh tình trạng độc quyền trong thu phí dịch vụ, giám sát doanh thu của các trạm và bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong hoạt động thu phí. Từ năm 2019, triển khai đồng bộ thu phí dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức BOT trên cả nước.

Chính quyền địa phương các cấp nơi có dự án đi qua có trách nhiệm tham vấn ý kiến người dân trong khu vực dự án trước khi triển khai dự án đầu tư.

Bộ Giao thông mời Bộ Công an "biệt phái" cán bộ chống tiêu cực BOT

TTO - "Bộ Giao thông vận tải mời Bộ Công an cử một số thượng tá 'biệt phái' sang Bộ GTVT. Thậm chí chúng tôi bố trí phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng để tăng cường giám sát thực hiện các dự án BT, BOT…"

TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp