28/05/2018 15:52 GMT+7

Đầu mối thuốc giả từ Trung Quốc và Ấn Độ

TRẦN NGỌC LONG
TRẦN NGỌC LONG

TTO - Đầu năm 2018, tòa án Thâm Quyến (Trung Quốc) đã tuyên án tám bị cáo từ 3 năm đến 13 năm tù về tội nhập khẩu và mua bán thuốc giả.

Đầu mối thuốc giả từ Trung Quốc và Ấn Độ - Ảnh 1.

Hàng triệu hộp bao cao su giả bị tịch thu ở Vận Thành (Trung Quốc) cuối năm 2017 - Ảnh: chinanews.com

Không có nước nào dễ bị thuốc giả tấn công hơn nước nào vì còn tùy công tác kiểm soát biên giới và kiểm soát chất lượng (của mỗi nước)

Bà Françoise Dorcier (điều phối viên Chương trình hàng lậu và y tế thế giới của Interpol)

Cách đây bốn năm, chúng mở hai công ty dược phẩm ở Hong Kong và đại lục rồi đến các bệnh viện công lớn ở tiếp thị thuốc có chiết khấu cao cho các bác sĩ giới thiệu bệnh nhân dùng thuốc.

Chúng đã bán được hơn 30 loại sản xuất tại Singapore và , trong đó có cả thuốc điều trị ung thư.

Hai ngả xuất khẩu thuốc giả

Cuối năm 2017, cảnh sát thành phố Vận Thành (tỉnh Sơn Tây) đã tổ chức bố ráp sáu địa điểm, bắt giữ 15 người và tịch thu 1,2 triệu hộp bao cao su giả, 460.000 bao cao su rời làm giả, máy sản xuất và hơn 100.000 vỏ hộp nhái ghi nhãn Durex.

Trung Quốc vẫn chưa ngăn chặn được bao cao su giả. Nhiều triệu bao cao su giả đã bị tịch thu ở Phúc Kiến năm 2013, Giang Tây năm 2014, Thượng Hải năm 2015.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá hơn 50% thuốc giả có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Tổ chức Hải quan thế giới, Trung Quốc làm thuốc giả còn Ấn Độ "chuyên trị" thuốc lậu, thuốc hết đát và thuốc không hợp quy cách.

Thuốc giả từ Trung Quốc thường được xuất khẩu theo hai ngả. Ngả đầu tiên là thuốc giả quá cảnh ở Hong Kong, sau đó được đóng thành kiện gửi đi Mỹ, châu Âu, Nhật và Nam Mỹ.

Cuối tháng 4-2018, Mỹ đã truy tố đường dây buôn lậu thuốc giảm đau có chất gây nghiện fentanyl với số lượng lớn gồm 10 người, trong đó có bốn công dân Trung Quốc.

Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions nêu rõ: "Phần lớn fentanyl không phải sản xuất ở đây mà sản xuất ở Trung Quốc".

Nửa năm trước, hai người Trung Quốc cùng đồng bọn đã bị tòa án Mỹ buộc tội sản xuất và buôn lậu fentanyl.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein tuyên bố: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi kết án công dân Trung Quốc buôn lậu thuốc fentanyl. Chúng sử dụng Internet để bán fentanyl cho bọn mua bán ma túy và người sử dụng ở Mỹ...

Fentanyl và các chất tương tự xâm nhập vào Mỹ bằng nhiều cách, trong đó có con đường nhà máy sản xuất ở Trung Quốc gửi hàng trực tiếp cho khách hàng ở Mỹ". Hai người Trung Quốc làm chủ nhiều xưởng ở Trung Quốc, đã bán fentanyl sang Mỹ sáu năm nay.

Ngả thứ hai của thuốc giả là trung chuyển sang Trung Đông, sau đó gửi theo từng lô đến châu Phi bằng đường biển hay đường hàng không.

Viện nghiên cứu quốc tế chống hàng giả ở Pháp (IRACM) ghi nhận Trung Quốc và Ấn Độ là đầu mối sản xuất và tuồn gần 88% thuốc giả và thuốc kém chất lượng vào châu Phi.

Tháng 11-2017 tại Niger, cảnh sát thủ đô Niamey đã tịch thu 13 tấn thuốc giả gồm 1.810 thùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không nhãn, không nơi sản xuất, không toa hướng dẫn.

Thuốc giả có xuất xứ từ Ấn Độ do một công ty dược có giấy phép ở Niger nhập khẩu qua cảng Ghana.

Tại Bờ Biển Ngà vào tháng 3-2017, Bộ Y tế đã đóng cửa một nhà máy làm thuốc giả của người Trung Quốc và tiêu hủy gần 40 tấn thuốc. Ba công dân Trung Quốc bị bắt.

Đầu mối thuốc giả từ Trung Quốc và Ấn Độ - Ảnh 3.

Thái Lan tịch thu thuốc giả ở Pattaya ngày 4-2-2016 - Ảnh: AFP

Ba điểm trung chuyển Việt Nam, Thái Lan, Myanmar

Tiến sĩ Gernot Klantschnig ở Đại học York (Anh) đánh giá quy trình làm thuốc giả từ Trung Quốc xuất khẩu sang châu Phi mang tính chất toàn cầu hóa.

Tại Trung Quốc, bọn làm thuốc giả thường cắm dùi gần các nhà máy dược phẩm có giấy phép để lén lút câu kết sử dụng máy móc hoặc sản phẩm của các công ty gia công.

Nhiều lớn của châu Âu và Mỹ đến Trung Quốc làm ăn. Đây là cơ hội để bọn làm thuốc giả sao chép trực tiếp dược phẩm châu Âu.

Ngoài ra, bản thân ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng thuốc thật nên sản xuất không ít thuốc kém chất lượng.

Theo báo cáo mới nhất về thuốc giả của WHO công bố cuối tháng 11-2017, 10% thuốc lưu hành ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là thuốc kém chất lượng hoặc thuốc giả.

Từ năm 2013, tức năm bắt đầu thiết lập cơ chế giám sát thuốc giả, WHO nhận được 1.500 báo cáo về thuốc kém chất lượng hoặc thuốc giả, chủ yếu là thuốc sốt rét và thuốc kháng sinh. Trong đó 42% đến từ phía nam sa mạc Sahara (châu Phi), 21% từ Mỹ, 21% từ châu Âu và chỉ 2% từ Đông Nam Á.

IRACM đánh giá tỉ lệ thuốc giả 2% ở Đông Nam Á chỉ là phần nổi của tảng băng. Ví dụ năm 2016, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) không nhận được báo cáo nào về buôn thuốc giả ở Đông Nam Á mặc dù WCO xác định một lượng lớn thuốc giả có xuất xứ từ Đông Nam Á hoặc quá cảnh qua khu vực này.

Báo cáo công bố đầu tháng 5-2018 của IRACM ghi nhận Việt Nam, Thái Lan và Myanmar là ba điểm trung chuyển quan trọng của thuốc giả từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Thuốc giả được phân phối ra thế giới từ các cảng ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Từ 50-60% thuốc giả được chuyển theo đường biển.

Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) lưu ý Trung Quốc và Ấn Độ là hai điểm chính sản xuất thuốc giả nhưng bọn buôn lậu cũng đã di chuyển một số công đoạn làm thuốc giả sang Việt Nam, Myanmar và Campuchia để giảm chi phí sản xuất, tận dụng nhân công rẻ.

Chuyên gia Gernot Klantschnig đánh giá chống thuốc giả ở Trung Quốc là vấn đề phức tạp vì hai lý do: một là vấn đề minh bạch trong nội bộ các tập đoàn dược phẩm và hai là vấn đề tham nhũng ở chính quyền địa phương.

Thuốc giả ngày càng loạn!

Các chiến dịch của Interpol đã cho thấy thuốc giả ngày càng lộng hành. Chiến dịch Jupiter năm 2006 ở Đông Nam Á phát hiện trong 321 mẫu do Hãng Guilin Pharmaceutical ở Quảng Tây (Trung Quốc) sản xuất có 61% là hàng giả.

Chiến dịch Storm bắt đầu từ năm 2008 đã phát hiện thuốc sốt rét giả tại Myanmar (Thái Lan sản xuất). Chiến dịch Storm II năm 2010 tịch thu hàng triệu USD thuốc giả kháng sinh, thuốc trị sốt rét, thuốc ngừa thai, thuốc giảm đau, huyết thanh chống uốn ván.

Chiến dịch Storm VI vào tháng 9-2015 diễn ra ở 13 nước châu Á đã tịch thu đến 9 triệu sản phẩm y tế trị giá 7 triệu USD là hàng giả, hàng lậu, chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc trị cao huyết áp, thuốc chữa rối loạn cương dương và thuốc giảm cân.

Cảnh sát Philippines đã tịch thu 300 liều văcxin giả chống bệnh dại.

___________________________

Kỳ tới: Các ông lớn dính hối lộ

TRẦN NGỌC LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp