Tại Hà Nội, giá bất động sản trung bình ở mức 1.209 USD/m² hay 27,5 triệu đồng/m². Áp lực ngày càng tăng của nguồn cung thứ cấp khiến giá giảm xuống. Giá bất động sản sơ cấp hạng A cũng giảm do các dự án mới có giá chào bán thấp hơn mức giá trung bình của thị trường.
Khối lượng giao dịch tại Hà Nội trong quý 2/2017 đạt 6.790 căn, tăng 5% theo quý và 13% theo năm. Bất động sản hạng B hoạt động vượt trội với kết quả tốt nhất, chiếm 42% thị phần.
Trong nửa cuối năm 2017, dự kiến khoảng 23.500 căn hộ từ 45 dự án sẽ được tung ra thị trường Hà Nội. Các dự án căn hộ giá rẻ nhưng vẫn được trang bị đầy đủ tiện ích nội khu được dự báo sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của người mua.
Đối với bất động sản văn phòng, khu vực trung tâm Hà Nội sẽ không đón nhận nguồn cung mới trong 2 năm sắp tới, điều này sẽ giúp giảm nhẹ áp lực trong khu vực và đẩy giá thuê trung bình lên. Ngược lại, sự gia tăng nguồn cung mới tại khu vực ngoài trung tâm đem đến nhiều chọn lựa cho khách thuê và đặt áp lực lên các chủ đầu tư, khiến họ cân nhắc điều chỉnh giá thuê để tăng tính cạnh tranh.
Trên thị trường TP.HCM, trong quý 2/2017, doanh số giao dịch đạt xấp xỉ 11.700 căn tăng 36% theo quý và 68% theo năm để đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm. Phân khúc bất động sản hạng C tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với 62% tổng số giao dịch.
Theo Savillis Việt Nam, từ năm 2010, nguồn cung sơ cấp hạng C đã tăng 15% mỗi năm. Do giá bán vừa phải, phân khúc này tiếp tục có tình hình kinh doanh vượt trội so với các phân khúc khác. Chỉ tính riêng các quận phía tây TP.HCM đã có hơn 3.000 giao dịch trong phân khúc này.
Trong khi đó, tổng lượng tiêu thụ bất động sản văn phòng là 25.500 m2, tăng 477% theo quý và 79% theo năm. Bất động sản văn phòng hạng A có mức tiêu thụ lớn nhất trong vòng 2 năm với hơn 19.000 m2. Các tòa nhà mới đã nhận đặt chỗ từ quý trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận