Phóng to |
Bức thứ nhất là tranh sơn mài Trong vườn (hay Vườn xuân) của Nguyễn Gia Trí; một tranh ghép ba tấm (triptych) có khổ cỡ 100x200cm (35x70,5inch) và có xuất xứ (theo lời rao) là được mua từ chính tác giả tại Sài Gòn năm 1991. Bức này có giá khởi điểm: 40.000-60.000 USD.
Bức thứ hai là tranh sơn dầu Thiếu nữ bên hoa sen của Nguyễn Sáng khổ cỡ 100x130cm (35, 25x51inch), được vẽ năm 1972 và được rao là mua tại Sài Gòn năm 1991 từ người bán tên là Võ Thanh Liêm.
Giá khởi điểm: 7.000-9.000 USD. Bức này được giới thiệu dài dòng hơn, đại ý: đây là một bản (version) khác chút ít so với bức tranh cũng có tên như vậy, cùng bố cục tạo hình như vậy, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, khổ bức sẽ đấu giá lớn hơn một chút, màu sắc cũng có thay đổi (bức của Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội có sắc đỏ và hồng chủ đạo), chữ ký cũng khác một chút... nhưng được cho là do chính Nguyễn Sáng vẽ.
Theo chúng tôi, sau khi tìm hiểu từ một số nguồn khác nhau, có thể khẳng định cả hai bức tranh nêu trên đều là đồ giả (fake). Trước hết, chỉ nói về giá tranh của Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Sáng ngay tại VN cũng không "bèo" như thế. Một vài nhà sưu tập và chủ gallery tại TP.HCM khẳng định: một bức tranh của Nguyễn Sáng cỡ đó nếu là tranh thật sẽ phải có giá vài chục ngàn USD ngay tại VN chứ chẳng cần bán đấu giá ở nước ngoài; còn tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí (thật) với khổ như vậy phải có giá cao hơn nhiều lần.
Thêm nữa, chắc chắn là trong thời điểm 1991 không thể có ai mua tranh trực tiếp từ nhà danh họa Nguyễn Gia Trí; lý do đơn giản: ông đã quá già yếu, gần như liệt giường (ông mất năm 1993, thọ 85 tuổi) và lúc đó cũng chẳng có bức tranh nào khác của ông để bán ngoài tác phẩm Vườn xuân Trung - Nam - Bắc đã được UBND TP.HCM mua trước đó để trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Còn cho tới nay, người ta chỉ biết có một bản duy nhất Thiếu nữ bên hoa sen khổ 80x120cm lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Bức tranh đem đấu giá chỉ có thể là bản được chép lại và mạo tên tác giả.
Đ.C. - một họa sĩ VN nổi tiếng hiện sống tại Mỹ, cũng khẳng định hai bức tranh đó là giả hoàn toàn theo cảm nhận của ông về "nghệ thuật của hai bậc thầy này".
Chúng tôi nêu sự việc và xin ý kiến thêm của các giới chuyên môn, giới chức có thẩm quyền.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận