04/04/2008 20:40 GMT+7

Đấu giá kỷ vật của người cuối cùng trên tàu Titanic

HẢI HUỲNH (Theo ABC News)
HẢI HUỲNH (Theo ABC News)

TTO - Lillian Asplund, người Mỹ sống sót cuối cùng sau thảm họa Titanic năm 1912, đã chết ở tuổi 99 để lại một “kho báu bí mật". "Kho báu" ấy sẽ được bán đấu giá vào ngày 19-4.

jf4hjKF1.jpgPhóng to
Kỷ vật của Lillian Asplund - Ảnh: ABC News

Bảo là kho báu bởi vì những gì bà để lại là những kỷ vật định mệnh gắn liền với con tàu Titanic - thảm họa đã đẩy cha bà là Carl và 3 anh trai xuống “mồ biển nước” vào đêm 14-4-1912 lạnh buốt. Những tưởng câu chuyện ấy sẽ mãi chôn vùi vào quên lãng nếu như không có một ngày gia đình bà phát hiện những kỷ vật để lại.

Đêm 14-4-1912, gia đình Asplund chia tay trong đau đớn. Cô bé 5 tuổi Lillian, em trai 3 tuổi Felix và mẹ cô Selma Asplund được đưa xuống tàu cứu hộ. Kỷ niệm cuối cùng của Lillian về hình ảnh con tàu Titanic đang chìm là cảnh người cha và các anh trai trên boong tàu dõi theo chiếc tàu cứu hộ chở mẹ con cô đang được đẩy ra xa. Lúc ấy, cô đang quấn chặt trong chiếc váy của mẹ để sưởi ấm.

94 năm sau, Lillina mất ở tuổi 99, người thân của bà đã tìm thấy trong ngăn kéo quần của bà một hộp giày đựng đầy cả một "kho báu lịch sử" về con tàu Titanic. Họ đã đem những kỷ vật này đến nhà đấu xảo Henry Aldridge & Sons of Devizes (Anh), để tháng tư này những kỷ vật Titanic ấy sẽ được đem bán tại cuộc đấu xảo dự đoán có đông đảo người tham dự.

Những kỷ vật gồm 1 trong 4 vé tàu Titanic còn giữ lại và các giấy tờ thông hành nhập cư của Lillian. Và có lẽ vật làm mủi lòng nhất của bộ sưu tập là 1 chiếc đồng hồ bỏ túi thật đẹp của ngài Carl Asplund đã dừng chính xác lúc 2 giờ 19 phút, 1 phút trước lúc tàu chìm. Thời điểm được chuyên gia Aldridge cho rằng có thể là thời điểm ngài Carl chạm nước.

Andrew Aldridge, nhà đấu xảo và cũng là chuyên gia về con tàu Titanic, cho biết bộ sưu tập đặc biệt này rất có giá trị vì một số lý do: “Lillian là người Mỹ sống sót cuối cùng có thể nhớ những gì đã xảy ra trong vụ chìm tàu Titanic. Một phụ nữ người Anh tên Millvian sống sót sau thảm họa này hiện nay vẫn còn sống nhưng chẳng thể nhớ được gì, vì lúc ấy bà chỉ mới 2 tháng tuổi.

Gia đình Asplund rời khỏi Alsema (Thụy Điển) đến Massachusetts (Mỹ) vào năm 1896, và trở lại Thụy Điển vào năm 1907 để giúp việc nông trại cho người mẹ góa của ông Carl Asplund. Đầu năm 1912, họ quyết định trở về Mỹ với 5 đứa con: Filip (1898), Clarence (1902), Lillian người anh song sinh (1906), Felix (1909). Tất cả họ đi từ Thụy Điển đến Southampton vào đầu tháng 4-1912.

Với 7 chiếc vé hạng 3 - thuộc khoang hạng bét, cả gia đình Asplund đã lên tàu khách Titanic loại Olympic vào ngày 12-4-1912 tại Southampton (Anh). Giống như gia đình Asplund, hầu hết những người nhập cư ở trên khoang này đến Mỹ tìm một cuộc sống tốt hơn. Cabin hạng hai ngang bằng với khoang hạng nhất của những con tàu khác. Còn vé hạng nhất của tàu Titanic, theo các nhà sử học lúc đó, thuộc vào hạng xa xỉ chưa từng có. Một số người nổi bật trên tàu như: John Jacob Astor, được xem là người giàu nhất trên thế giới lúc ấy, chuyên gia công nghiệp Benjamin Guggenheim và phụ tá tổng thống Mỹ Archibald Butt. Tất cả ba người họ đều chung số phận với con tàu.

Có 2.200 hành khách trên tàu nhưng chỉ còn 700 người sống sót.

Những kỷ vật này hi vọng bán được với mức giá 300.000 USD trong cuộc đấu xảo được tổ chức vào ngày 19-4. Bởi như Andrew Aldridge lý giải: mỗi người dù giàu hay nghèo, dù là nhân viên hay thủy thủ, đều có một câu chuyện để kể. Và bộ sưu tập những kỷ vật được tìm thấy trong chiếc hộp đựng giày của Lillian Asplund cũng không ngoại lệ.

HẢI HUỲNH (Theo ABC News)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp