Phóng to |
Một bảng giá bằng tiếng Nhật treo trước một cửa hàng ăn Nhật Bản trên phố Linh Lang (Hà Nội) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
Phóng to |
Biển hiệu quảng cáo tiếng nước ngoài trên đường Đỗ Quang Đẩu (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM) - Ảnh: HỮU KHOA |
Phóng to |
Ảnh này chụp trên đường Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: GIA TIẾN |
Văn bản này nêu rõ: "Thời gian gần đây, tại một số địa phương tồn tại nhiều biển hiệu sử dụng tiếng nước ngoài như tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên mà không có chữ tiếng Việt gây bức xúc dư luận xã hội". Trước đó, Cục Văn hóa cơ sở cũng có công văn gửi Sở VH-TT&DL Hà Nội đề nghị kiểm tra, thanh tra và xử lý đúng quy định của pháp luật về việc một số quận trên địa bàn TP Hà Nội tồn tại nhiều biển hiệu tiếng Hàn, Nhật, Triều Tiên vi phạm Luật quảng cáo.
Xung quanh vấn đề này, bà Ninh Thị Thu Hương - phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - cho biết: "Thực tế, căn cứ theo luật, những tên tuổi đã có thương hiệu quốc tế rồi thì không bắt họ phải dịch ra mà chỉ yêu cầu trên biển hiệu phải thông tin cho khách hàng các loại hàng hóa được bày bán bằng tiếng Việt. Ví dụ như Panasonic là một thương hiệu, bên trong bán đủ loại hàng hóa, không thể bắt họ dịch Panasonic nghĩa là gì được. Nhưng thông thường những biển hiệu kiểu này dư luận không phản ứng. Cái người ta phản ứng là các biển hiệu tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc... mà không hề có phần tiếng Việt.
Ðợt vừa rồi tôi đi công tác Nha Trang về, biển tiếng Nga cực kỳ nhiều vì khách Nga đông. Có những chỗ người ta còn nhớ ghi cả tiếng Việt, có chỗ người ta quên luôn, thậm chí chỉ có mỗi tiếng Nga to đùng".
* Có nhiều trường hợp cửa hàng biển hiệu tiếng Hàn, do người Hàn làm chủ và họ lập luận chỉ phục vụ người Hàn. Những trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?
- Ðương nhiên không được rồi. Một khi họ đã vào VN thì phải tuân thủ luật pháp VN. Luật pháp quy định biển hiệu phải có tiếng Việt thông tin về nội dung mặt hàng mua bán. Bất cứ nước nào cũng không chấp nhận như vậy. Nếu bạn sang Czech sẽ thấy dù phố buôn bán đấy chủ yếu của người VN nhưng biển hiệu chỉ là tiếng Czech.
* Vậy liệu có phải chúng ta quá dễ dãi trong quản lý các biển hiệu kiểu này?
- Không phải do mình dễ dãi mà vì phạm vi quản lý quá nhiều nhưng lực lượng thanh tra, kiểm tra quá mỏng. Cả văn hóa, thể thao, du lịch của một tỉnh chỉ có 20 người, họ làm quá khổ. Khi cơ quan quản lý phát hiện sẽ có biện pháp ngay. Khái niệm biển hiệu theo quốc tế thì biển hiệu ở VN không giống chuẩn của họ đâu. Ở VN chẳng biết gọi là cái gì, nhưng đành phải ghép vào phần biển hiệu để dễ dàng quản lý. Biển hiệu của mình vẽ linh tinh cũng đều thành biển hiệu hết. Mà nhu cầu của người dân lại quá nhiều. Cho nên việc kiểm tra, xử lý cũng rất phức tạp.
* Tình trạng biển hiệu tiếng nước ngoài đã được báo chí, dư luận phản ánh từ rất lâu rồi. Sao đến bây giờ cục mới có văn bản nhắc nhở các địa phương?
- Hằng năm Bộ VH-TT&DL cũng có những văn bản nhắc nhở địa phương chấn chỉnh, kiểm tra nội dung, kích thước biển hiệu. Nhiều tỉnh sâu sát thì kiểm soát được, nhưng có tỉnh lơ là một chút thì lại xuất hiện. Thật ra tình trạng này chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn. Ðà Nẵng làm rất tốt, biển hiệu đẹp và hầu như không có sai phạm gì. Ở Hà Nội, cái xấu nhất, nhếch nhác nhất của mỹ quan chính là biển hiệu chứ không phải quảng cáo tấm lớn. TP.HCM thì không nhức nhối như ở Hà Nội vì ngay từ đầu TP đã phân cấp cho các quận quy hoạch quảng cáo bao gồm cả biển hiệu và quảng cáo tấm lớn tấm nhỏ. Sau khi Luật quảng cáo ra đời, Sở VH-TT&DL TP.HCM cũng có một đợt chấn chỉnh nữa.
Phạt từ 1-5 triệu đồng Ðiều 33 nghị định 75 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa quy định phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu. Riêng đối với các hành vi: trên biển hiệu của cơ quan, tổ chức VN không viết bằng chữ VN mà chỉ viết bằng chữ nước ngoài; thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ VN; thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ VN sẽ bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, biển hiệu vi phạm quy định cũng sẽ bị tháo dỡ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận