11/08/2024 07:19 GMT+7

Đất rừng phương Nam từ văn Đoàn Giỏi lên phim của Vinh Sơn hay Quang Dũng đương nhiên phải khác

Cải biên là một mảng chưa nhiều người hiểu rõ, điều này dẫn đến những hiểu lầm không đáng có cho khán giả, workshop Từ chữ sang thanh cho cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng của cải biên trong làm phim.

Ba diễn giả khách mời của Từ chữ sang thanh (từ trái sang phải: nhà văn Đỗ Quang Vinh; tiến sĩ Đào Lê Na; đạo diễn, diễn viên lồng tiếng Đạt Phi - Ảnh: TÔ CƯỜNG

Ba diễn giả khách mời của Từ chữ sang thanh (từ trái sang phải: nhà văn Đỗ Quang Vinh; tiến sĩ Đào Lê Na; đạo diễn, diễn viên lồng tiếng Đạt Phi - Ảnh: TÔ CƯỜNG

Ngày 10-8, tại không gian Vườn trong phố (TP Thủ Đức, TP.HCM) diễn ra buổi workshop có tên Từ chữ sang thanh - bàn về việc cải biên tác phẩm văn học thành chất liệu điện ảnh, đặc biệt là âm thanh.

Khách mời của chương trình gồm: Tiến sĩ Đào Lê Na - trưởng bộ môn nghệ thuật điện ảnh tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đồng thời là nhà điều hành FY Film Fest, YUME Art, có am hiểu chuyên sâu về cải biên;

Đạo diễn, diễn viên lồng tiếng Đạt Phi, một trong những cánh chim đầu đàn đưa bản địa hóa vào các tác phẩm điện ảnh nước ngoài, từng lồng tiếng cho nhiều tác phẩm Hollywood nổi tiếng; và cuối cùng là nhà văn Đỗ Quang Vinh, người có những tác phẩm cải biên thành phim âm thanh như Trường hợp thứ bảy, Thay lời người chết.

Dẫn chương trình là MC Phi Yến, một người cũng từng có kinh nghiệm trong công tác lồng tiếng Việt cho nhiều phim của Disney, Netflix...

Những diễn giả tham gia sự kiện đều là những chuyên gia trong ngành, mỗi người sẽ cung cấp một mảnh ghép của hành trình từ trang sách đến màn ảnh.

Đất rừng phương Nam từ văn Đoàn Giỏi lên phim của Vinh Sơn hay Quang Dũng đương nhiên phải khác- Ảnh 2.

Tiến sĩ Đào Lê Na (giữa) cho rằng định kiến sinh ra từ nguyên tác ảnh hưởng rất nhiều đến công tác cải biên văn học - Ảnh: TÔ CƯỜNG

Hiểu đúng về cải biên

Theo Đào Lê Na, khán giả đại chúng vốn quen thuộc với từ chuyển thể để chỉ một tác phẩm làm lại từ một sáng tác văn chương.

Khi xem một bộ phim chuyển thể, khán giả thường sẽ có một định kiến nhất định về sự trung thành dành cho nguyên tác, khiến phim dễ thu về ý kiến trái chiều khi có chi tiết thay đổi so với bản gốc.

Nhưng thuật ngữ chuyên ngành phù hợp phải là cải biên, từ này trong tiếng Anh là adaptation, trong đó adapt mang nghĩa thích nghi, thay đổi cho phù hợp, khác biệt với transformation (chuyển thể) chỉ chuyển đổi thể loại của tác phẩm.

Cải biên, mặt khác, là một sự thích nghi, mà thích nghi sẽ phải có thay đổi nguyên tác về nội dung, ý đồ nghệ thuật sao cho phù hợp với môi trường nghệ thuật mới.

Nhiều người cho rằng những sự thay đổi này sẽ phá hoại những giá trị của nguyên tác, Đào Lê Na lại nhận định rằng không nên so sánh hai phạm trù nghệ thuật khác biệt là văn học và điện ảnh, vì cả hai đều đang cố gắng giao tiếp với khán giả bằng hai ngôn ngữ khác biệt (ngôn ngữ điện ảnh và văn viết).

Đất rừng phương Nam từ văn Đoàn Giỏi lên phim của Vinh Sơn hay Quang Dũng đương nhiên phải khác- Ảnh 3.

Đất rừng phương Nam là một ví dụ tiêu biểu của cải biên văn học, tuy khác nhiều về nội dung, tình tiết nhưng giá trị tinh thần là không đổi khác - Ảnh: ĐPCC

Tuy nhiên, tác phẩm cải biên vẫn sẽ đảm bảo và giữ tinh thần của tác phẩm văn học - tác phẩm văn chương gốc.

Ví dụ như phim điện ảnh Đất rừng phương Nam so sánh với tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi, có nhiều chi tiết thay đổi để phù hợp hơn với "sân chơi" mới, dù vậy ý nghĩa cốt lõi là cuộc đấu tranh chống lại áp bức của một dân tộc thì vẫn giữ nguyên.

Một hướng đi mới cho cải biên văn học

Tại buổi workshop, khán giả cũng được đạo diễn, diễn viên lồng tiếng Đạt Phi giới thiệu một loại hình cải biên còn hiếm thấy ở Việt Nam là "phim âm thanh", đây là những bộ phim cải biên từ tác phẩm văn học, chỉ có phần lồng tiếng kèm với hình ảnh minh họa.

Đất rừng phương Nam từ văn Đoàn Giỏi lên phim của Vinh Sơn hay Quang Dũng đương nhiên phải khác- Ảnh 4.

Đạo diễn, diễn viên lồng tiếng Đạt Phi (phải) là chủ nhân của kênh YouTube Hùng ca sử Việt, chuyên kể chuyện giả sử - Ảnh: TÔ CƯỜNG

Ví dụ rõ nhất là series Hùng ca sử Việt của đạo diễn Đạt Phi, gồm những câu chuyện giả tưởng (giả sử) dựa trên cơ sở những nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử Việt Nam, do các diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp hóa thân, tạo nên cảm giác hùng hồn, bi tráng.

Dù chỉ có hiệu ứng âm thanh, lồng tiếng và ảnh minh họa, các tác phẩm cải biên này lại vô cùng sinh động và cảm xúc nhờ có kỹ nghệ lồng tiếng xuất sắc.

Chia sẻ với khán giả, ông nói việc khởi động dự án Hùng ca sử Việt bắt nguồn từ tình yêu lịch sử dân tộc và mong muốn lan tỏa những giá trị này cho giới trẻ, nhưng lý do ông chọn loại hình phim âm thanh thì lại đơn giản hơn rất nhiều:

"Động lực thôi thúc nhất để tôi chọn làm phim âm thanh để mang cái hồn cốt đến cho mọi người dễ nghe, dễ hiểu, đó là... thiếu kinh phí" - đạo diễn Đạt Phi hóm hỉnh.

Một video thuộc kênh Hùng ca sử Việt, phỏng theo Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải

Nhà văn Đỗ Quang Vinh nói anh cũng bất ngờ khi thấy người con tinh thần của mình trong một hình hài khác, anh cho rằng tác phẩm cải biên có nhiều khoảnh khắc cho khán giả những cảm xúc vượt xa trí tưởng tượng ban đầu của nhà văn.

Nghệ sĩ Thùy Lan: Được vô vai là má đã hạnh phúcNghệ sĩ Thùy Lan: Được vô vai là má đã hạnh phúc

Từng đi hát, diễn kịch, múa, trong một lần tình cờ, nghệ sĩ Thùy Lan rẽ hướng sang nghề lồng tiếng. Với bà, lồng tiếng là cái duyên, cái nợ và rồi trở thành điều không thể thiếu trong cuộc sống.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp