Ông Dũng cho hay việc chủ hàng không nhận tàu khiến HVS gặp khó khăn vì bị “chôn vốn”.
Theo ông Cao Tuấn Dũng, từ tháng 9-2011 đến nay HVS không ký được một hợp đồng mới nào, trong khi năng lực của nhà máy này là mỗi năm đóng 17 tàu biển với tổng trọng tải khoảng 1 triệu tấn. “Từ năm 2010, các hợp đồng bắt đầu giảm sút. Kế hoạch năm nay HVS sẽ bàn giao cho nước ngoài 17 chiếc tàu biển, còn năm 2013 chỉ có vài hợp đồng đóng tàu đã được ký kết từ 2-3 năm trước. Nếu tình hình không khả quan, chúng tôi sẽ phải cắt giảm một lượng lớn lao động” - ông Dũng nói.
* Chiều cùng ngày, ông Võ Tân - giám đốc Công ty Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên, đơn vị trực tiếp quản lý Nhà máy đóng tàu Phú Yên (thuộc Vinashin) - cho biết trong ngày đã bán đấu giá xong 510 tấn thép đóng tàu và sắt phế liệu tại nhà máy này. Đây là số sắt thép mà nhà máy mua để đóng chiếc tàu 4.000 tấn và dự định đóng thêm hai tàu có tải trọng 4.100 tấn/chiếc cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Bình Định. Tuy nhiên, khi tàu đầu tiên với hợp đồng 70 tỉ đồng hoàn thành được khoảng 80% khối lượng thì Công ty Công nghiệp tàu thủy Bình Định “làm ngơ”, khiến Nhà máy đóng tàu Phú Yên phải ngừng đóng vì không có tiền. Kể từ cuối năm 2008 đến nay, con tàu 4.000 tấn đóng dang dở bị bỏ mặc cho mưa nắng, nước mặn ăn mòn, hầu như đã mục nát.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận