23/02/2024 10:14 GMT+7

Đất chưa chia thừa kế, cha âm thầm bán thì có đúng pháp luật?

Đất ông bà để lại cho cha mẹ (mẹ đã chết nhưng chưa làm thủ tục chia thừa kế cho các con), nay cha bán thửa đất đó cho một người con thì có đúng không?

Đất ông bà ngày xưa để lại cho cha, mẹ (mẹ đã chết và chưa chia thừa kế phần di sản của mẹ). Trong khi nhà có 8 người con nhưng cha lại làm giấy chứng nhận độc thân để bán cho con gái có đúng pháp luật không? Và khi mua không thông báo ngay cho người đang ở trên ngôi nhà đó, mà giấu tận 10 năm đến khi cha mất thì người con gái mới nói ra, vậy có sai không?

Chị (N.T.M.T.) gửi câu hỏi.

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời việc tài sản chưa được chia thừa kế đã bán như sau:

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng (điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật

Theo thông tin chị cung cấp, có thể hiểu đất này thuộc quyền sử dụng chung của cha mẹ chị. 

Khi mẹ chết thì cha quản lý phần đất chung này, trừ trường hợp trong di chúc của mẹ chị có chỉ định người khác quản lý di sản, hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

Khi có yêu cầu về chia tài sản chung thì tài sản chung được chia đôi, trừ trường hợp cha mẹ chị có thỏa thuận về chế độ tài sản. 

Phần tài sản của mẹ chị chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. (điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Trong trường hợp mẹ của chị chết nếu không để lại di chúc thì di sản của mẹ chị để lại trong đó có phần đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (điểm a khoản 1 điều 650 Bộ luật Dân sự).

Người thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại điều 613, điều 651 Bộ luật Dân sự. 

Di sản của mẹ trong khối tài sản chung sẽ được chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Một mình người cha không có quyền định đoạt đối với toàn bộ phần di sản của người mẹ để lại.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam… hoặc sử dụng vào mục đích khác (theo khoản 2 điều 23 nghị định 123/2015 NĐ-CP).

Việc cha chị làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và bán đất như chị trình bày là chưa phù hợp với quy định của pháp luật như phân tích ở trên.

Trường hợp chị cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, thì có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Trong khi giải quyết vụ án, nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì sẽ chủ động chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền thụ lý, xác minh, giải quyết.

Thực tế để giải quyết các vấn đề liên quan thừa kế tài sản thì các bên có thể thương lượng, hòa giải với nhau là tốt nhất.

Do đó, chị có thể cùng cha, anh chị em trong gia đình ngồi lại với nhau để thỏa thuận giải quyết vụ việc và góp phần giữ gìn tình cảm gia đình.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp