26/11/2015 19:24 GMT+7

Đập dấu tích ngàn vàng và xây tượng đài ngàn tỉ

P.V.
P.V.

TTO - Bạn đọc Tuổi Trẻ Online âu lo về những di tích lịch sử bị dễ dàng đập bỏ để xây mới trong khi “tượng đài ngàn tỉ” được xây dựng tốn kém nhưng bị bỏ hoang.

Trụ sở Hội Quảng Tri bây giờ là UBND P.Phú Hòa (Huế) - Ảnh: An Bang

Thông tin trên Tuổi Trẻ ngày 26-11 về việc những dấu tích còn lại của Hội Quảng Tri ((51 Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế) - nơi diễn ra các hoạt động khai trí, quảng bá tân văn hóa, truyền bá quốc ngữ, cổ vũ lòng yêu nước ở Huế đầu thế kỷ 20 và quy tụ các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh ở Huế được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm trụ sở UBND phường gây sự quan tâm chú ý cho bạn đọc trong ngày.

"Nhà cửa to lớn ngàn vạn gian dùng để dung chứa các bậc tài năng - Muôn cõi đều che chở cho dân, làm cho dân yên ổn, thái hòa" - câu đối trên cổng tam quan Hội Quảng Tri (Huế) hiện còn lưu giữ.

Hầu hết bạn đọc tỏ ra tiếc nuối việc phá dỡ dấu tích lịch sử có giá trị được bạn đọc ví như "dấu tích ngàn vàng".

Khi biết đây là nơi nhà yêu nước Phan Bội Châu từng có các buổi diễn thuyết, bạn đọc Quyền Phạm đề xuất: “Chuyển UBND phường đi nơi khác. Giữ lại, tôn tạo thành một Trung tâm văn hoá Phan Bội Châu hoặc khu lưu niệm Phan Bội Châu vừa phục vụ phát triển du lịch vừa là nơi giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử hoạt động của nhà yêu nước của lãnh đạo phong trào Đông Du”.

Bạn Ngọc Mai gửi ý kiến đến Tuổi Trẻ Online: “Cái gì cũ kỹ sắp sập thì phải thay mới, xây lại thôi. Nhưng địa danh lịch sử thì bằng mọi giá phải giữ lại”.

Ý kiến trên được một bạn đọc khác đồng cảm và viết: “Các di tích hư hao mà công nghệ hiện đại không giữ được thì tái tạo lại. “Vật” tuy không còn nhưng còn ý nghĩa “tồn”. Giật sập, không làm gì hết thì mọi thứ còn ý nghĩa gì nữa?

Một di tích lịch sử, hoặc công trình có giá trị văn hóa của mỗi thời đại mà sụp, không được tái tạo thì ý nghĩa của nó bay như gió bụi. Văn hóa mất gốc thì con người tồn tại có ý nghĩa gì?”

Bạn đọc toluyn bày tỏ: “Nên giữ lại để bảo tồn lịch sử. Có thể mình nhìn hoài thấy cũ kỹ đâm nản nhưng đối với du khách họ rất tôn trọng giá trị nhân văn của từng nơi mà họ đến.

Tôi không hiểu nổi vì sao cái có sẵn thì lại phá dỡ, còn xây dựng tượng đài tốn hao ngân sách, chưa phục vụ thiết thực cho người dân lại được đề xuất”.

Ngày 24-11, bạn đọc đã bức xúc trước thông tin quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) trị giá hơn 1.500 tỉ đồng bị bỏ hoang, tượng đài Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) 30 tỉ đồng cảnh quan nhếch nhác và tượng đài N’Trang Lơng (Đắk Nông) 146 tỉ đồng xây dựng dở dang.

*Bạn có ý kiến gì về việc này, xin hãy viết ở phần Bình luận bên dưới.

P.V.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp