Ông Nguyễn Ngô Quang, phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), nói về việc đào tạo nguồn nhân lực ngành y - Video: LÊ TỨ
Đó là nghịch lý về chương trình hiện nay được ông Nguyễn Ngô Quang - phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) - nêu ra tại hội nghị tổng kết 9 năm thi hành Luật khám chữa bệnh (KCB), do Bộ Y tế tổ chức tại TP.HCM sáng 29-7.
Ông Quang cho biết hiện nay số lượng, quy mô các cơ sở đào tạo và loại hình đào tạo nguồn nhân lực y tế tăng rất nhanh.
Cụ thể, với trình độ ĐH có khoảng 88% cơ sở công lập đào tạo và ngoài công lập khoảng 12%. Tuy nhiên về y dược, bên công lập chỉ chiếm 34% và ngoài công lập chiếm tới 66%.
"Đây là con số có thể được nhìn nhận nếu chúng ta không có kế hoạch thay đổi trong việc quản lý chất lượng về công tác đào tạo thì rất khó kiểm soát chặt sản phẩm đầu ra nhằm đáp ứng được chất lượng đầu vào khám chữa bệnh" - ông Quang phân tích.
Tuy nhiên hiện nay, theo ông Quang, chất lượng này rất khó kiểm soát.
"Chúng ta có cơ chế kiểm định trường theo tiêu chí của Bộ GD-ĐT, nhưng cái cốt lõi là kiểm định chương trình đào tạo chưa làm được, chưa xác định quy mô đào tạo gắn với hệ thống. Kế đến, chương trình đào tạo chưa xác định được vai trò của cơ sở thực hành và giảng viên của cơ sở ấy".
Một hạn chế khác trong đào tạo hiện nay chưa có sự phân định đào tạo hàn lâm và chuyên khoa.
" là đào tạo thực hành lâm sàng chứ không phải đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ để phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy. Thế nhưng suốt thời gian qua, chúng ta luôn luôn đi theo hướng phải là thạc sĩ, tiến sĩ. Đây hoàn toàn không phục vụ cho thực hành nghề nghiệp của một người bác sĩ" - ông Quang nói.
Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến - Ảnh: THIÊN CHƯƠNG
Cũng theo ông Quang, bất cập lớn nhất hiện nay là việc cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) dựa trên "hồ sơ phù hợp", tức các văn bằng, giấy tờ xác nhận. Điều này khiến chưa đánh giá được trình độ chuyên môn thực sự của người được cấp.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ Y tế đang có đề xuất tất cả các bác sĩ muốn hành nghề ngoài việc đảm bảo thời gian thực hành, phải thông qua kỳ thi quốc gia, nếu đậu mới được cấp CCHN.
Chưa kể, có một nhóm gồm cử nhân sinh học, hóa học, kỹ sư công nghệ sinh học… "đòi" cấp CCHN, bởi không có CCHN họ không được các cơ sở y tế tư nhân chấp nhận. Đây là vấn đề phức tạp cần bản thảo.
Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nói về thực tế đào tạo nguồn nhân lực ngành y hiện nay - Video: LÊ TỨ
Đề cập đến vấn đề đào tạo y khoa và quy định thời gian khám của bác sĩ trong 1 năm, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng cần phải có tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với nhu cầu thực tế.
"Có bác sĩ giỏi chỉ cần nhìn một vài biểu hiện là họ chẩn đoán đúng bệnh nhưng cũng có những bác sĩ mày mò cả ngày, thậm chí cả tháng vẫn chẩn đoán sai. Có người nói có trong tay các bác sĩ rất giỏi nhưng gần đây thỉnh thoảng khám đúng" - ông Tiến nói.
Bộ Y tế cho biết hiện nay cả nước cấp được hơn 363.000 CCHN, trong đó nhiều nhất là điều dưỡng (chiếm 40%), bác sĩ (chiếm hơn 20%), y sĩ (15%), còn lại là hộ sinh và kỹ thuật viên.
Về giấy phép hoạt động cấp được gần 50.000 giấy cho tất cả các cơ sở KCB, nhiều nhất là các phòng khám chuyên khoa, trạm y tế xã và sau đó là các phòng chẩn trị y học cổ truyền, phòng khám nam khoa, bệnh viện.
Tính đến hết năm 2018 đơn vị thu hồi gần 300 giấy phép hoạt động liên quan đến tạm dừng hoạt động liên tục, không đảm bảo các điều kiện quy định của Luật KCB.
Ngoài ra, Bộ Y tế thu hồi CCHN của 100 bác sĩ với các lý do chủ yếu do cấp trùng chứng chỉ, không thực hành hành nghề trong thời gian hai năm liên tục, cấp không đúng thẩm quyền và cấp CCHN có nội dung không đúng quy định pháp luật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận