Con dao găm trong lăng mộ vua Tut của Ai Cập - Ảnh: QZ |
Theo QZ, phát hiện về chất liệu sắt làm nên lưỡi dao găm được tìm thấy trong mộ vua Tut Ai Cập đã được nhóm nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Meteoritics and Planetary Science mới nhất.
Theo đó các nhà khoa học, dưới sự chủ trì của Đại học bách khoa Milan, phát hiện ra con dao găm của vua Tut được làm bằng loại sắt lấy từ thiên thạch.
Sắt vốn không phải là chất liệu phổ biến để rèn đúc dụng cụ ở Ai Cập cho mãi tới thế kỷ 8 trước công nguyên, tức là giai đoạn muộn hơn rất nhiều sau thời cai trị của vua Tut.
Đáng chú ý hơn, theo nhà vật lý học của Đại học Bách khoa Milan, bà Daniela Comeli, loại sắt làm lưỡi dao găm này là loại có nhiệt độ nung chảy rất cao, 1.538°C.
Chính vì thế, các thợ rèn thời đó không thể nung đủ quặng để có sắt này và cũng không thể tôi rèn loại sắt đó đó thành vũ khí được.
Bà Comelli và nhóm nghiên cứu đã phân tích chất liệu sắt của con dao găm và so sánh nó với các phân tích đã có của 11 khối thiên thạch có kim loại khác. Theo đó họ nhận thấy có các thành tố nickel và cobalt, những đặc trưng của thiên thạch có sắt.
Theo đó, các nhà khoa học cho rằng, người Ai Cập cổ đại thay vì nung chảy loại sắt này ở nhiệt độ cao, có thể họ đã dùng búa để tạo hình dụng cụ từ kim loại đó.
Cũng căn cứ vào quan niệm coi trời là thế giới thiêng liêng với người Ai Cập cổ đại nên nhà khoa học Joyce Tyldesley cho rằng, “Một cái gì rơi từ trên trời xuống được xem như món quà của chúa”. Do đó nhóm nghiên cứu ngờ rằng, vào thời đó, loại sắt đặc biệt này còn được xem là có giá trị hơn cả vàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận