02/10/2017 10:22 GMT+7

Đạo đức và sức mạnh quốc gia

ĐOÀN LÊ GIANG (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM)
ĐOÀN LÊ GIANG (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM)

TTO - Tuổi Trẻ Online vừa đưa một đoạn video clip do một phụ huynh học sinh quay về học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) buổi sáng vào cổng trường em nào cũng khẽ cúi đầu chào bác bảo vệ.

Chỉ trong một ngày mà có hàng ngàn lượt "thích", "chia sẻ" cùng hàng trăm bình luận, ý kiến rất sôi nổi: nào là học sinh trường ấy học giỏi lại lễ phép, ngôi trường thật đáng tự hào, ước gì phong cách ấy được nhân rộng...

Điều ấy cho thấy nước ta đang có nhu cầu bức thiết về xây dựng một xã hội có tính đạo đức.

Hàng ngàn lượt chia sẻ clip học sinh cúi đầu chào bác bảo vệ

TTO - Video clip ghi lại hình ảnh các học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) cúi chào bác bảo vệ nhận được nhiều lời khen ngợi trên mạng xã hội.

Trước năm 1975, ở miền Bắc học trò luôn được dạy đi thưa về trình, đi ra ngoài đường gặp người lớn phải chào và ai cũng đều làm như thế. Ở miền Nam thì lại càng chú trọng đến lễ nghi hơn, khi chào phải khoanh tay và cúi đầu.

Thế nhưng ở nước ta lâu nay từ gia đình cho đến nhà trường đều chú trọng vào chuyện nuôi dưỡng phần xác cho con cái: cho ăn ngon, đủ chất, mặc đẹp; giảng dạy phần trí óc cho học sinh: học cho giỏi, thi điểm cho cao, hơn nhau từ 0,25 điểm cũng lấy làm tự hào; mà gia đình và nhà trường ít chú ý về phần đạo đức, lễ phép, đối nhân xử thế. 

Ước mơ của cha mẹ và thầy cô là con em, học trò mình thành công về học vấn: được nhận học bổng đại học nước ngoài, hay thi đậu vào những trường đại học đứng đầu, ra trường kiếm được nhiều tiền.

Thế thôi!

Trách nhiệm trong việc này thuộc về ai? Trước hết thuộc về gia đình. 

Ông bà chúng ta ngày xưa khó khăn vất vả nhưng rất chú trọng dạy dỗ con cái, trong khi nhiều cha mẹ trẻ ngày nay lại không chú trọng điều ấy. 

Trách nhiệm đó cũng thuộc về nhà trường. Các sách đạo đức, giáo dục công dân cần phải được xem lại, hãy bớt dạy những điều viển vông, khô khan đi, mà chú trọng dạy những điều thiết thực để hình thành đạo đức nhân cách của học sinh. 

Hãy khiêm tốn đọc lại các sách Quốc văn giáo khoa thư ngày xưa, tham khảo rộng ra sách đạo đức các nước Singapore, Nhật, Hàn, Pháp, Hoa Kỳ… xem người ta dạy học sinh điều gì, dạy thế nào. 

Không phải chỉ viết ra điều đúng mà phải viết ra cho hay, cho dễ nhớ dễ thuộc, như cách các vị hiền nhân ngày xưa răn mình, dạy người. Và cũng không chỉ viết, phải thực hành, uốn nắn, nhắc nhở, khen thưởng thường xuyên để tạo thành nề nếp.

Rộng hơn nữa, trách nhiệm ấy cũng thuộc về Nhà nước. 

Cần phải tổ chức một xã hội mà người giỏi, người tốt được tôn vinh; kẻ ma mãnh, gian dối, nịnh trên nạt dưới, kết bè kết cánh đục khoét quốc gia không có đất sống…; tức là một xã hội công bằng, phát triển, một xã hội có tính đạo đức.

"Sự còn mất của một quốc gia là do CHÍNH TRỊ, GIÁO DỤC. Chính trị, giáo dục được sửa sang, đề cao thì dầu nhỏ yếu cũng chưa thể mất được".

Nguyễn Lộ Trạch

125 năm trước, Nguyễn Lộ Trạch, nhà canh tân hàng đầu Việt Nam, trong luận văn nổi tiếng Thiên hạ đại thế luận đã viết như vậy. 

Chúng ta cũng có niềm tin mãnh liệt rằng: nếu nước ta có một nền chính trị, một nền giáo dục tốt thì đất nước sẽ giàu mạnh, đạo đức xã hội sẽ được phục hưng và không có kẻ địch nào là đáng sợ.

Đóng vai ác dạy con Tự lập sớm sẽ thành công? Giới trẻ nói tục chửi thề đã đến mức báo động?
ĐOÀN LÊ GIANG (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp