Lý giải của Bộ Tài chính
3 mục tiêu bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt": (1) Để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có đường nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, (2) Phù hợp với thông lệ quốc tế và (3) Thực hiện Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020.
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính cho rằng các đồ uống có đường, ở đây là nước ngọt, người dùng sẽ "tăng cân và béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường".
Ở Việt Nam, tỉ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015, tại TP.HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm tỉ lệ này lên đến 12%).
Đây là mức cao hơn trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%).
Theo số liệu thống kê năm 2010, tỷ lệ béo phì đối với trẻ em từ 5 đến 19 tuổi cũng khá cao: Tỷ lệ chung ở nhóm này là 8,5%; 18,2% ở thành phố; 7,9% ở nông thôn, tuy nhiên, ở thành phố lớn như TP.HCM rất cao: 34,5%.
Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm từ tim mạch, huyết áp đến ung thư... và tiểu đường.
Bộ dẫn một số liệu khác: Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng "việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường".
Theo Quỹ Nâng cao sức khỏe Victoria, Úc, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước ngọt gắn liền với tăng cân và béo phì, và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường.
Chính vì thế, nhiều quốc gia trong khu vực đã đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt như Thái Lan, Lào, Campuchia.
Ba quốc gia khác đang dự kiến sẽ áp dụng là Myanmar, Philippines và Indonesia. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt được các quốc gia châu Âu đánh thuế cao hơn các nước trong khu vực.
Chính vì thế, Bộ Tài chính muốn đánh thuế vào các loại nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp với mức 10%.
Sao không đánh thuế luôn muối ăn?
Ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, tính toán nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt thì tổng cộng giá sẽ tăng mặt hàng này sẽ tăng thêm 12%.
Ông Vỵ cho rằng cần chứng minh một cách khoa học rằng nước ngọt có phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì và tiểu đường
Hiệp hội Mía đường cũng cho rằng không phải cứ nước uống có đường là ảnh hưởng đến sức khỏe mà thành phần tạo ngọt của nước ngọt mới quan trọng.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho rằng lý do của Bộ Tài chính nêu nước ngọt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng "hoàn toàn không hợp lý chút nào".
Theo ông Hưng, bất kỳ thức uống, thức ăn, hoặc thậm chí cả gia vị, nếu dùng nhiều, dùng quá mức thì đều không tốt cho sức khỏe.
"Ví dụ muối ăn. Ăn mặn, hoặc ăn nhiều muối quá cũng đâu tốt cho sức khỏe. Chẳng lẽ cũng tăng thuế với muối ăn? Nói điều này để thấy khi cơ quan Nhà nước muốn ra bất kỳ lý do gì để giải thích cho hành động, hoặc kế hoạch điều chỉnh bất kỳ chính sách gì, cần được nghiên cứu, khảo sát một cách khoa học để có được thông tin chính xác nhất", ông Hưng nói.
Ông Hưng cho rằng nếu không cẩn trọng thì sẽ có tác dụng ngược, hoặc có thể dẫn đến làn sóng phản đối, chỉ trích với cơ quan thuế khi đưa ra những ý kiến không có cơ sở khoa học để biện minh cho lý do tăng thuế của mình, là điều rất dễ hiểu.
Và càng không thể không ủng hộ doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này khi họ cũng có lý do cho rằng họ đang bị ép buộc, thậm chí bị Bộ Tài chính "tận diệt" truy thu thuế dưới nhiều hình thức, cũng không hề "oan" tí nào
Ông Phạm Ngọc Hưng
Cần có đánh giá độc lập về tác hại của nước ngọt
Ông Phan Đức Hiếu Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việc Bộ Tài chính cho rằng nước ngọt là thức uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, để rồi đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng thuế VAT, tôi cho rằng, cần phải được đánh giá khách quan trên cả hai khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực.
Còn nếu chỉ nhìn một phía, có tính chất ép buộc theo cách nói của Bộ Tài chính là chưa thể thuyết phục, đặc biệt đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thức uống này.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận