14/08/2023 09:19 GMT+7

Đánh thức một dòng sông

Dự án sông Sài Gòn chắc chắn phải mất vài chục năm và một nguồn vốn cực kỳ lớn nhưng điều quan trọng nhất đã có, đó là ý tưởng "đánh thức sông Sài Gòn".

Sông Sài Gòn đoạn qua quận 12 (TP.HCM) và TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sông Sài Gòn đoạn qua quận 12 (TP.HCM) và TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lãnh đạo TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh tại hội nghị trao đổi về hợp tác phát triển mới đây đã thống nhất với đề xuất định hướng quy hoạch và phát triển ven sông Sài Gòn.

Các địa phương cho rằng quy hoạch này có ý nghĩa quan trọng nhằm khai thác tiềm lực về kinh tế ven sông, cảng, du lịch, giao thông thủy, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước...

Nếu hiện thực hóa được kế hoạch này thì đây là chương trình phát triển liên tỉnh thành thứ hai ở Đông Nam Bộ sau đường vành đai 3. Vấn đề hiện nay là làm sao có được một chương trình phát triển thống nhất, đồng bộ cùng xây dựng, cùng khai thác và cùng quản lý sông Sài Gòn.

Dự án phát triển sông Sài Gòn là tổ hợp bao gồm trục giao thông bộ và thủy; trục kiến trúc và quy hoạch không gian; trục phát triển kinh tế - dịch vụ - du lịch; trục cảnh quan - môi trường; trục văn hóa - di sản và tâm linh; trục cư trú xã hội. Do đó, nó phải là một bản thiết kế hoàn hảo đáp ứng nhu cầu hiện tại và không lạc hậu cho hàng trăm năm sau.

Dải đô thị ven sông Sài Gòn phải là dải đô thị mềm, mang đậm nét văn hóa sông nước Nam Bộ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dải đô thị ven sông Sài Gòn phải là dải đô thị mềm, mang đậm nét văn hóa sông nước Nam Bộ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hiện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cùng nghiên cứu về không gian hành lang đô thị ven sông, ý tưởng này cũng được nhiều đơn vị tư vấn nước ngoài quan tâm sẵn sàng hợp tác như Viện Quy hoạch vùng Paris (Pháp).

Có thể có những ý kiến khác nhau giữa các nhà đầu tư, nhà thiết kế nhưng về cơ bản các chuyên gia cho rằng bản thiết kế này cần tuyệt đối tôn trọng năm không: không phân lô bán nền, không bê tông hóa bề mặt, không nhà cao tầng như bức tường thành, không giao thông nhanh và không phố thị ôm mặt đường tràn ra sông.

Dải đô thị ven sông Sài Gòn phải là dải đô thị mềm, xanh mang đậm nét văn hóa sông nước Nam Bộ. Khi đi vào hoạt động nó không chỉ phát huy tối đa tiềm năng của thiên nhiên ban tặng mà còn huy động nguồn lực cộng đồng có sẵn từ những làng nghề, vườn cây ăn trái, đờn ca tài tử của người nông dân Nam Bộ.

Chương trình nghệ thuật "Dòng sông kể chuyện" với chương "Thương cảng phồn vinh" - Ảnh: T.T.D

Chương trình nghệ thuật "Dòng sông kể chuyện" với chương "Thương cảng phồn vinh" - Ảnh: T.T.D

Cùng với quy hoạch và thiết kế không gian kiến trúc, đó còn là cơ chế hợp tác quản lý và khai thác giữa các tỉnh thành với nhau. Triết lý phát triển này được ông chủ tịch UBND TP.HCM tổng kết trong chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện (lễ hội Sông nước TP.HCM) rằng chúng ta "theo sông mà đến, nương sông mà ở, nhờ sông mà phát triển".

Hãy bình tĩnh, thận trọng, "bảy lần đo một lần cắt" để không tạo ra một sản phẩm có lỗi là có tội với tiền nhân và hậu thế.

Dự án sông Sài Gòn chắc chắn phải mất vài chục năm và một nguồn vốn cực kỳ lớn nhưng điều quan trọng nhất đã có, đó là ý tưởng "đánh thức sông Sài Gòn". Đó là bước đi đầu tiên cho một chặng đường dài, còn vốn không sợ thiếu vì rất nhiều doanh nghiệp sẽ sẵn sàng chia lửa với TP.

Lâu nay chúng ta mong ước phát triển nền kinh tế đêm để thu hút khách du lịch quốc tế. Nếu biết cách làm ăn thì sông Sài Gòn chính là điểm hẹn của kinh tế đêm và nó sẽ trở thành dòng sông hái ra tiền.

Sông nước, ánh sáng, ẩm thực, cảnh quan, di sản và con người thân thiện... chắc chắn sẽ thu hút đông đảo du khách đến và dừng chân lưu lại.

Hy vọng rồi đây sông Sài Gòn sẽ đứng vào danh sách các tour du lịch quốc tế nổi tiếng như Chaophraya (Bangkok), Senne (Paris), Lệ Giang (Quảng Tây), Hán Giang (Seoul)...

Đường ven sông Sài Gòn: Giao thông thủy, bộ cùng phát triểnĐường ven sông Sài Gòn: Giao thông thủy, bộ cùng phát triển

Thông tin TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ thống nhất phương án bổ sung quy hoạch đường ven sông Sài Gòn đã nhận được nhiều sự đồng tình. Hy vọng tuyến đường này hình thành sẽ giúp giao thông đường thủy, đường bộ cùng phát triển.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp