04/08/2013 08:59 GMT+7

"Danh gia vọng tộc" ở Mỹ

ANH NGUYỄN
ANH NGUYỄN

TT - Dù là đất nước luôn tự hào về nền dân chủ, chính tại Mỹ những con ông cháu cha hay con cái của những dòng họ danh giá vẫn có nhiều lợi thế trong cuộc đua chính trường.

SdiDsIGB.jpgPhóng to
Bà Caroline Kennedy - con gái cố tổng thống John F. Kennedy - Ảnh: Reuters

Cách đây mười ngày, tổng thống Mỹ chính thức đề cử bà Caroline Kennedy Schlossberg, con gái cố tổng thống John F. Kennedy, làm đại sứ ở Nhật Bản. Bà Kennedy được chọn, nói như tờ New York Times, là vì từng ủng hộ ông Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng từ năm 2008, khi ông Obama còn là một nghị sĩ vô danh.

Con quan lại làm quan

Những con số biết nói

Năm 1960, số con cháu dòng tộc phục vụ ở hai viện Mỹ chỉ xấp xỉ 5%. Trong những năm gần đây, con số này tăng lên xấp xỉ 10%. Trong Quốc hội Mỹ hiện tại, có 31 hạ nghị sĩ có người thân từng làm trong nghị viện; còn ở thượng viện có ít nhất 25 thành viên có gia đình gốc gác chính trị.

Nhưng xét ở góc độ khác, tên tuổi của dòng tộc Kennedy vẫn còn sức nặng trong xã hội Mỹ. Mà không chỉ có một dòng tộc như vậy trong chính trường Mỹ. Ở bang Wyoming, chính trường đang nóng lên vì Liz Cheney, con gái cựu phó tổng thống Dick Cheney, đang chuẩn bị ra tranh cử thượng viện liên bang đối đầu với Mike Enzi, một nghị sĩ kỳ cựu.

Tạp chí Time cho rằng dù Hiến pháp Mỹ ghi rõ nước Mỹ “không ban chức tước quý tộc” nhưng chính trường nước này vẫn có những ưu ái cho con cháu một số dòng họ hay cựu quan chức.

Những dòng họ nổi tiếng trong lịch sử Mỹ có thể nêu như Adams, Harrison, Taft, Long, Lodge và Kennedy. Trong thời hiện đại có những gia đình chính trị như: nhà Bayh của Indiana, nhà Brown của California, nhà DeWine ở Ohio, Landrieu ở Louisiana, nhà Bush ở Texas, nhà Pryor ở Arkansas...

Câu chuyện ông Barack Obama đánh bại Bill Clinton hồi năm 2008 vì vậy được ví như chuyện thần kỳ khi một thượng nghị sĩ ít tên tuổi đánh bại được gia đình Clinton đang chi phối chính trường Mỹ gần hai thập kỷ cho đến lúc đó. Trong sáu cuộc tranh cử tổng thống gần đây nhất, có bốn ứng viên - Mitt Romney, George W. Bush, Al Gore và George H. W. Bush - là con cháu những gia đình vọng tộc. Thượng nghị sĩ John McCain cũng là con và cháu nội của các đô đốc hải quân bốn sao.

Ba năm nữa, cuộc chạy đua tổng thống năm 2016 rất có thể sẽ là cuộc đụng độ dòng tộc nữa giữa cựu ngoại trưởng/đệ nhất phu nhân Hillary Clinton với cựu thống đốc bang Florida Jeb Bush - con và là em trai của các cựu tổng thống. Các ứng viên khác có cả Rand Paul, con trai cựu hạ nghị sĩ Ron Paul, người từng ba lần ra tranh cử tổng thống, và thống đốc bang New York Andrew Cuomo, con trai một cựu thống đốc bang.

Mark McKinnon, chiến lược gia cho chiến dịch tranh cử của ông Bush năm 2000 và 2004, cho rằng “sau một loạt gương mặt mới cho (mục tiêu) hi vọng và thay đổi, giờ con lắc lại quay về chỗ cũ: cử tri thích sự tiếp nối và kinh nghiệm hơn”.

Lợi thế dòng tộc

Thành công của những gia đình dòng tộc này có vẻ đi ngược lại với lý tưởng của nước Mỹ là chọn người dựa trên năng lực. “Với rất nhiều người, hệ thống dòng tộc này dường như phi dân chủ và không mang tính đại diện” - ông Stephen Hess, từng làm cố vấn cho bốn tổng thống và giờ làm tại Viện Brookings, nhận xét.

Trong những tháng gần đây, đã có các chỉ trích hệ thống này ngay chính trong những gia đình thành công. Khi hỏi về khả năng Jeb Bush ra tranh cử, bà mẹ Barbara Bush nói thẳng: “Có rất nhiều người đủ năng lực ngoài kia, chúng ta có đủ Bush rồi”.

Là con cháu trong các gia đình dòng tộc có thể là con đường tắt đến các sự nghiệp ở chính trường. Họ có lợi thế kinh nghiệm khi được tham gia các hoạt động chính trị từ tấm bé. Kinh nghiệm chính trường của cha ông cũng được đúc kết và chia sẻ. Thêm vào đó, tính “minh tinh hóa” của chính trị cũng giúp con cháu những gia đình dòng tộc được biết đến tên tuổi nhiều hơn.

Vì vậy dù quyền lựa chọn là phiếu của cử tri, con cháu những dòng tộc này có những lợi thế nhất định. Cây viết Stewart Alsop hồi năm 1962 từng gọi những người này là “công tước của nhân dân”. Các con số thống kê cho thấy họ hàng một ông nghị tại vị hơn một nhiệm kỳ thường có khả năng vào nghị viện cao hơn tới 70% so với dân thường.

Một nghiên cứu năm 2007 của Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ về các gia đình chính trị còn thấy mối quan hệ nhân quả giữa thời gian phục vụ lâu dài và chuyện tạo ra các gia đình dòng tộc. “Trong chính trị, quyền lực tạo ra quyền lực”, nghiên cứu đúc kết. Và một nghị sĩ càng có nhiều quyền lực thì càng dễ trao lại quyền lực đó cho người thân của mình.

ANH NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp