Phóng to |
Cây cầu O5 sập còn lại vài thanh sắt và dây cáp rất mong manh nhưng người dân vẫn liều lĩnh dò dẫm đu mình trên độ cao khoảng 20m so với mặt nước đang chảy xiết bên dưới |
Mối nguy hiểm rình rập hằng ngày. Các em học sinh tiểu học phải vượt sông đến trường trong sự lo ngại của phụ huynh. Người dân đi trên bè không hề có áo phao hay phương tiện cứu hộ.
Cầu sập nên mọi sự trao đổi hàng hóa bị tê liệt, hàng cứu trợ đến với người dân cũng rất khó khăn. Cầu treo ở Đăk Miên bắc qua làng O2 sau khi bị sập, người dân phải làm cầu tạm bằng dây rừng thay thế.
Bà con phải đi vòng đoạn đường rừng băng qua ba đỉnh núi mới về được làng. Các loại nông sản như chuối, bắp, lúa không có người mua nên chín rữa hoặc bị lên mầm.
Ông Lê Công Chính, chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: “Hiện bốn làng gồm O2, O3, O5 và Kon Trú có 260 hộ dân, chủ yếu là đồng bào Ba Na bị cô lập.
Giai đoạn ngay sau lũ, nhiều làng thiếu lương thực, nước uống nhưng không thể cứu trợ được. Làng O3 gần thủy điện Vĩnh Sơn 5 qua lại rất nguy hiểm nên có thể phải tính chuyện di dời làng đi nơi khác. Hiện chúng tôi đang tập trung khắc phục sự cố ở cầu O5, còn các cầu khác vẫn chưa có biện pháp xử lý”.
Phóng to |
Thay thế chiếc cầu treo bị sập là chiếc bè tre và dây thừng để kéo qua sông |
Phóng to |
Người kéo bè phải khỏe mới chống chọi lại dòng nước chảy mạnh để bè không bị trôi |
Phóng to |
Chiếc cầu làm bằng dây rừng người dân bắc tạm để qua làng O2 |
Phóng to |
Chị Đinh Thị Quyên ở làng O5 (Vĩnh Kim) cho biết bắp (ngô) đã thu hoạch lâu rồi mà bán không được do cầu sập |
Phóng to |
Đội kéo bè gồm 18 người, mỗi ngày hai người túc trực từ mờ sáng đến 21g để phục vụ người dân qua lại |
Phóng to |
Hằng ngày, học sinh tiểu học ở điểm Trường tiểu học O5 đi qua sông sâu trên bè tre mà không có phao cứu sinh |
Phóng to |
Người dân làng O2 vượt rừng tám giờ đi về để nhận mì gói cứu trợ sau khi cầu treo bị lũ cuốn trôi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận