Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Luôn nghĩ khác và làm khác những nhà làm phim cùng thời, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã vượt ra khỏi khuôn khổ thẩm mĩ của điện ảnh Cách mạng, để nói lên được những vấn đề con người, vấn đề cả nhân loại quan tâm.
Năm 2008, bộ phim Bao giờ cho đến tháng 10 của ông được Đài truyền hình CNN của Mỹ bình chọn là một trong 18 phim châu Á hay nhất mọi thời đại.
Năm 2010 ông được Viện Hàn lâm Điện ảnh Hoa Kỳ vinh danh tại Hollywood là đạo diễn có đóng góp xuất sắc cho điện ảnh Việt Nam.
Những ghi nhận đó là phần thưởng xứng đáng cho một đạo diễn luôn tự viết kịch bản và đạo diễn các bộ phim của mình. Một đạo diễn Việt hiếm hoi có thể đứng độc lập là một tác giả.
Trong suốt cuộc đời làm phim được nhà nước tài trợ kinh phí, đi kèm là rất nhiều ràng buộc (đặc biệt là tư tưởng), đạo diễn Đặng Nhật Minh đã khéo léo tìm những khe cửa hẹp để thể hiện tiếng nói cá nhân, những đau đáu của ông về đất nước, con người.
Thế hệ của ông sống trong hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, làm được phim đã là một kì tích nên ông luôn khiêm tốn nhận rằng ngoài khả năng, phần lớn do may mắn.
Nếu đạo diễn phim tài liệu Trần Văn Thủy nói rằng đi qua cuộc chiến mà vẫn sống sót để có thể làm phim chỉ có thể là may mắn thần kì. Thì đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng luôn nghĩ rằng nếu không có tổ tiên phù trợ, ông sẽ không thể làm được phim.
Từ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 đến Lễ kỉ niệm 65 năm ngày thành lập ngành điện ảnh Việt Nam năm nay, ông vẫn là đạo diễn có nhiều phim được chọn chiếu nhất trong các tuần phim chiêu đãi khán giả.
Trong ba ngày 14, 15, 16 tháng Ba, Viện phim Việt Nam sẽ chọn chiếu Thương nhớ đồng quê, Mùa ổi, Cô gái trên sông của đạo diễn này để kỉ niệm 65 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh sinh năm 1938 tại Huế. Trái với mong muốn của cha mình, ông Đặng Văn Ngữ, bác sĩ đầu ngành về ký sinh trùng tại Việt Nam, ông Đặng Nhật Minh đã trở thành đạo diễn.
Đó có thể coi là sự run rủi của số phận, nhưng mặt khác cũng thể hiện lựa chọn quyết liệt của cá nhân đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Từ một phiên dịch viên tiếng Nga cho các đoàn chuyên gia về dạy tại trường Điện ảnh, ông Đặng Nhật Minh đã đặt chân vào lĩnh vực điện ảnh lúc nào không hay.
Dù ban đầu ông không nhìn thấy chút cơ may nào, nhưng ông đã đi đến cùng sự lựa chọn của mình.
Ông khởi đầu với phim tài liệu, phải kể tới: Theo chân những người địa chất (1965), Hà Bắc quê hương (1967), Tháng 5 - Những gương mặt (1975), Nguyễn Trãi (1980).
Sau đó ông đã thử sức với phim truyện và có những sản phẩm đầu tay như Những ngôi sao biển (1977), Ngày mưa cuối năm (1980) trước khi bắt tay vào làm các tác phẩm thực sự của mình.
Phim đã đoạt giải Bông sen Vàng; giải Biên kịch, giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1983.
Đây là bộ phim đầu tiên thể hiện dấu ấn cá nhân của đạo diễn Đặng Nhật Minh, cho thấy những suy tư sâu sắc của ông về số phận con người và đất nước.
Bộ phim lấy bối cảnh chiến tranh biên giới, phản ánh không chỉ sự phản bội của quốc gia láng giềng với Việt Nam, mà là còn sự phản bội về niềm tin của con người với nhau trong chiến tranh.
Vũ - nhân vật chính của phim là một nhà báo ở trung ương được cử lên Lạng Sơn để viết bài tố cáo tội ác, sự phản bội của những người ở bên kia biên giới.
Nhưng toàn bộ câu chuyện lại là sự chất vất lương tâm của chính Vũ về sự hèn nhát, phản bội của mình với người yêu cũ, quê ở Lạng Sơn.
Trong hồi ký của mình, đạo diễn Đặng Nhật Minh cho rằng phim Thị xã trong tầm tay là một phim giàu chất điện ảnh nhất trong các phim mà ông đã làm.
Bộ phim này đã chia rẽ ban giám khảo của Liên hoan phim Việt Nam 1983. Nhờ sự quyết liệt của nhóm giám khảo: nhà thơ Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, nhà văn Nguyễn Khải cùng các đạo diễn Mai Lộc, Phạm Kỳ Nam, Trần Vũ… Thị xã trong tầm tay đã được trao giải Bông sen Vàng.
Phim đã đoạt giải Bông sen Vàng; giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam 1985, Giải đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương, Hawaii năm 1989.
Đây là bộ phim quan trọng trong sự nghiệp của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Do điều kiện làm phim khó khăn, ông đã phải mượn máy của Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng để quay.
Câu chuyện đầy xúc động về thân phận người phụ nữ hậu chiến tranh, thân phận của những gia đình Việt Nam hậu chiến trong Bao giờ cho đến tháng Mười đã lấy biết bao nước mắt của khán giả Việt Nam.
Với tư duy làm phim khác biệt so với những đồng nghiệp thời bấy giờ, ngay từ những bộ phim đầu, Đặng Nhật Minh đã phải đối diện với vấn đề duyệt phim đầy cam go.
Bao giờ cho đến tháng Mười được duyệt tới duyệt lui 13 lần, khiến đạo diễn cảm thấy mình như "kẻ tội phạm bị các phiên tòa lôi ra xét xử liên tục".
Cuối cùng, bộ phim đã được đưa tới chiếu tại nhà Tổng Bí thư Trường Chinh nhờ ông phân xử mới có thể ra mắt khán giả.
Lại một lần nữa đạo diễn Đặng Nhật Minh tự làm khó mình khi chọn nhân vật là một cô gái điếm trên sông Hương.
Trong phim ông xây dựng nhân vật chiến sĩ cách mạng là người vô ơn, phản bội; trong khi người lính Sài Gòn lại thủy chung, son sắt. Vào thời bấy giờ, nội dung này là một lựa chọn đầy rủi ro.
Dù không khí đổi mới giúp bộ phim đi qua được cửa kiểm duyệt. Nhưng khi bộ phim tham dự Liên hoan phim Việt Nam năm 1987, rất nhiều tin tồn thất thiệt về bộ phim đã được tung ra.
Quá chán ngán cảnh này, đạo diễn cùng diễn viên đã lên Bắc Giang chiếu phim và giao lưu với khán giả, thay vì tham gia liên hoan tại Đà Nẵng.
Kết quả vô cùng bất ngờ, khán giả Đà Nẵng ùn ùn kéo đi xem Cô gái trên sông. Tiền bán vé thu được từ bộ phim này đủ để trang trải toàn bộ mọi chi phí của Liên hoan phim, thậm chí còn thừa.
Trở về đã đoạt giải Đặc biệt của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế châu Á - Thái Bình Dương tại Sydney năm 1994.
Những bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh gây tiếng vang trên trường quốc tế đã đem về cho ông những cơ hội để bứt ra khỏi "ao làng" điện ảnh.
Đầu năm 1994, kênh 4 Đài truyền hình Anh tài trợ tiền cho đạo diễn Đặng Nhật Minh làm phim Trở về.
Bộ phim phản ánh cuộc sống kinh tế thị trường của Việt Nam những năm sau Đổi mới với sự thay đổi chóng mặt của con người trước sự hấp dẫn của đồng tiền tiếp tục lại đem về vinh dự cho đạo diễn này.
Thương nhớ đồng quê đã đoạt giải A Hội Điện ảnh Việt Nam 1995; Giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1996, Giải phim châu Á hay nhất của NETPAC tại Liên hoan phim Quốc tế Rotterdam, Hà Lan (1996); Giải Kodak tại Liên hoan phim quốc tế châu Á - Thái Bình Dương tại New Zealand (1995).
Đây là bộ phim được Đài truyền hình NHK Nhật Bản tài trợ và là bộ phim đầu tiên đạo diễn Đặng Nhật Minh được quyết định quyền chi tiêu.
Sự việc này sau đó đã được nhà văn Lê Lựu bình luận trên tờ Nghệ thuật thứ bảy: "Trao giải thưởng nuôi con khoẻ, dạy con ngoan cho bà mẹ, nhưng lại không thừa nhận đứa con của bà ta!"
Bộ phim đã chu du tới 60 liên hoan phim quốc tế và nhận được một số giải thưởng. Cho đến giờ đây vẫn là một bộ phim quan trọng trong sự nghiệp điện ảnh của đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Phim đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam 1999, Giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1997.
Hà Nội mùa đông năm 46 được đạo diễn Đặng Nhật Minh lấy cảm hứng từ bộ phim Gandhi của điện ảnh Ấn Độ mà ông xem năm 1983, tại Liên hoan phim quốc tế Matxcơva.
Sau đó ông đã ấp ủ xây dựng một bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ phim yêu cầu phải có những bối cảnh chiến tranh, có quy mô phức tạp hơn các bộ phim đạo diễn Đặng Nhật Minh đã từng làm. Sau bộ phim này đạo diễn đã thề rằng "không bao giờ làm phim có bối cảnh hoành tráng nữa".
Phim đoạt giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 2001, Giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2000; Giải của Ban Giám khảo trẻ và Giải Donkihote của Hiệp hội các câu lạc bộ điện ảnh thế giới tại Liên hoan phim Locarno của Thụy Sĩ năm 2000.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh có biệt tài thể hiện một cách tinh tế những vấn đề nhạy cảm trong từng giai đoạn của đất nước. Câu chuyện của Mùa ổi được viết nên từ chất liệu cuộc đời của chính gia đình nhà vợ đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Thông qua số phận của nhân vật ông Hòa trong phim Mùa ổi, đạo diễn này cho thấy những thay đổi về xã hội Việt Nam đã tác động đến con người lớn như thế nào.
Tạp chí Studio của Pháp coi Mùa ổi là một kiệt tác về chất thơ.
Cuối năm 2005, cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã trở thành hiện tượng tại Việt Nam. Sau một lần đến thăm gia đình liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, ý tưởng làm bộ phim về chị Trâm bắt đầu hình thành trong đầu đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Ông muốn làm một bộ phim khác với những bộ phim chiến tranh của Việt Nam, khi cả hai phe "địch" và "ta" đều tốt. Trong vòng xoáy của chiến tranh, con người chỉ là nạn nhân của chiến tranh.
Bộ phim ra đời đã khiến không ít khán giả xúc động, một lần nữa cho thấy những bộ phim Đặng Nhật Minh đã làm chỉ hướng về con người, số phận của con người.
Cho, đến giờ đạo diễn Đặng Nhật Minh vẫn không ngừng viết kịch bản, tìm kiếm cơ hội để được làm phim.
Thế giới quan của đạo diễn Đặng Nhật Minh luôn xoay quay cuộc đời, số phận của những con người Việt Nam trải qua chiến tranh.
Trong các bộ phim của ông dẫu luôn có mất mát, đau thương nhưng vẫn lấp lánh phẩm hạnh của con người, sự chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, tâm hồn nhân ái, bao dung của người Việt, đã đưa dân tộc vượt lên nghịch cảnh .
Vì lẽ đó, ngôn ngữ điện ảnh của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã hòa được vào ngôn ngữ của điện ảnh thế giới.
- Giải Nikkei Asia Prize do Nhật Bản trao năm 1999 cho những đóng góp cho điện ảnh châu Á.
- Giải thành tựu trọn đời tại Liên hoan phim quốc tế Gwangju (Hàn Quốc) năm 2005.
- Năm 2008 Đài Truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn phim Bao giờ cho đến tháng Mười là một trong số 18 phim châu Á hay nhất.
- Giải Khán giả tại Liên hoan phim Fukuoka 2009 cho bộ phim Đừng đốt.
- Năm 2010 ông được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh của Hoa kỳ vinh danh tại Holywood như đạo diễn có đóng góp xuất sắc cho điện ảnh Việt Nam.
- Năm 2013 ông nhận giải Kim Daejung Nobel hòa bình tại Hàn Quốc. Kim Daejung là tên của Tổng thống Hàn quốc từng được giải Nobel Hòa bình. Ông đã lập ra giải thưởng này để tặng cho những nhà điện ảnh có những tác phẩm vì Hòa bình của nhân loại.
- Năm 2016, Liên hoan phim Quốc tế Amiens lần thứ 36 trao tặng đạo diễn Đặng Nhật Minh giải Kỳ lân Vàng (Licorne d’Or) cho toàn bộ sự nghiệp điện ảnh.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận