Ðó là Phan Thị Thanh Phương, ủy viên Ban thường vụ Thành đoàn TP.HCM, phó chủ tịch Hội LHTN TP.HCM; anh Lê Phúc Yên - thạc sĩ Fulbright và bạn Nguyễn Thị Phương Thảo - nhân viên Ngân hàng TMCP Quân đội, ủy viên Ban chấp hành T.Ư Hội Sinh viên VN.
Đảng viên Nguyễn Thị Phương Thảo - Ảnh: Quang Định |
Cách mà tổ chức Đảng làm đôi khi vẫn chưa thật sự thuyết phục, thu hút các bạn tham gia vào tổ chức của mình |
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO |
Muốn Đảng gần gũi hơn nữa
* Tiếp xúc nhiều với những người trẻ cùng trang lứa, các bạn thấy họ chờ đợi điều gì nhất ở Ðảng?
- Phan Thị Thanh Phương: Ðiều đầu tiên tôi thấy là thanh niên vào Ðảng hay chưa vào Ðảng đều có điểm chung là lòng yêu nước thể hiện rất rõ nét, nhất là trong giai đoạn vừa rồi khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền đất nước. Vì rất trẻ, rất sáng tạo nên các bạn luôn đòi hỏi liên tục sự đổi mới, không chỉ ở Ðảng mà sự lãnh đạo nói chung.
Tôi nghĩ là Ðảng đã tạo điều kiện cho lớp trẻ tham gia câu chuyện của Ðảng rồi, nhưng điều này cần được thể hiện mạnh mẽ hơn, nghĩa là tạo nhiều điều để các bạn tham gia các vị trí, vai trò chủ chốt để cùng điều hành.
- Nguyễn Thị Phương Thảo: Tôi vào Ðảng từ năm thứ 3 khi đang học Ðại học Kỹ thuật công nghệ. Tôi nhận thấy là có khá nhiều bạn mong muốn được vào Ðảng nhưng các điều kiện, tiêu chí của đảng bộ đặt ra các bạn chưa đáp ứng hết được.
Tôi nghĩ Ðảng phải gần sinh viên hơn nữa, không phải chỉ để giúp họ đáp ứng được các tiêu chí mà quan trọng là giúp các bạn sinh viên hiểu được trách nhiệm của mình, trước tiên là một người thanh niên, sau đó mới nhận thức rõ nét và kỹ hơn vấn đề kết nạp vào Ðảng.
- Lê Phúc Yên: Tôi muốn hỏi bạn Thảo vì sao mong muốn chi bộ Ðảng gần gũi hơn nữa, có phải trong thực tế xa rời sinh viên, thanh niên hay không, hay việc hỗ trợ chỉ nói bằng lời? Tôi đồng ý với bạn Phương là người thanh niên dù có Ðảng hay không đều có tinh thần yêu nước.
Nhưng Ðảng có tạo nhiều cơ hội cho thanh niên cũng như là nhiều thanh niên đảm nhận những trọng trách trong Ðảng, chị có số liệu nào để chứng minh hay không?
Liệu có phải rằng Ðảng mở, nhưng thanh niên chưa có tầm để được Ðảng tin tưởng hay không? Mình không phải là đảng viên nhưng cuộc sống của mình gắn liền với hoạt động của Ðảng, với những người trong Ðảng.
Ðổi mới hay trì trệ của Ðảng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người vì Ðảng là lực lượng lãnh đạo đất nước từ 1945 đến nay.
Đảng viên Phan Thị Thanh Phương - Ảnh: Quang Định |
Với những bạn trẻ chưa muốn vào Đảng, tôi nghĩ mỗi người có một niềm tin, không thể nói ép anh phải theo niềm tin của tôi |
PHAN THỊ THANH PHƯƠNG |
- Phan Thị Thanh Phương: Ở đây có hai vế, khi tổ chức mở ra cho mình điều kiện cùng tham gia thì bản thân mình cũng phải có đủ bản lĩnh, kỹ năng, kinh nghiệm để có thể tham gia.
Có thể Ðảng đã mở nhưng đối tượng trẻ chưa có đủ yếu tố để tham gia công việc chung, hoặc Ðảng mở chưa đầy đủ.
Nhưng tôi thấy thường người trẻ luôn nôn nóng muốn đi nhanh, nhưng trong quá trình đi nhanh đó người trẻ có thể sẽ thiếu một vài yếu tố cần thiết, nên người trẻ phải đi vừa nhanh vừa chắc. Ðảng có mở hay không? Hiện người trẻ bắt đầu giữ vị trí lãnh đạo, tham gia cấp ủy, lãnh đạo ngày càng nhiều, quan trọng là mình có khẳng định được vị trí đó hay không.
Trước đây phát triển Ðảng trong đối tượng THPT rất hiếm, nhưng giờ đã được mở rộng, phổ biến hơn nhiều.
Nghĩa là khi thấy một đối tượng có lý tưởng, có thể tiến bộ lâu dài thì Ðảng kết nạp các bạn từ rất trẻ; ngoài ra trong quá trình điều hành, hiện đã có quy định tạo điều kiện cho đảng viên trẻ dưới 30 tuổi tham gia công tác quản lý điều hành.
- Nguyễn Thị Phương Thảo: Cá nhân tôi may mắn khi đang học đại học đã được gặp thầy bí thư đảng ủy rất tận tâm, từ hành động toát lên cái tâm cái tài của thầy. Thầy chăm lo, hỗ trợ cho các bạn sinh viên rất nhiều: hỗ trợ về học tập, học bổng, giúp đỡ gia đình... không chỉ với đảng viên mà các thanh niên, sinh viên cũng được quan tâm giúp đỡ.
Thạc sĩ Lê Phúc Yên - Ảnh: Quang Định |
Tôi thấy lãnh đạo trẻ trong Đảng còn hạn chế so với thời gian đầu khi Đảng thành lập. Có phải do cơ chế, vị trí có hạn nên phải đi từ từ, phải đợi xếp hàng? |
LÊ PHÚC YÊN |
Đảng đang thay đổi
* Bạn Lê Phúc Yên có nói “dù không phải là đảng viên nhưng cuộc sống của mình gắn liền với Ðảng, với những người trong Ðảng”. Bạn có thể cho một ví dụ cụ thể?
- Lê Phúc Yên: Ðơn giản thôi. Chẳng hạn tôi rất ấn tượng với câu nói của Thủ tướng phát biểu trong một cuộc họp vào đầu năm 2015 rằng chúng ta không thể cấm người dân đưa thông tin lên mạng. Rõ ràng là không thể bưng bít thông tin được.
Mấy chục năm trước có thể ai đó nói trái nho của Việt Nam ngon hơn của Mỹ, nhưng bây giờ chúng ta đã có đủ thông tin để so sánh được, không thể nói khơi khơi. Mình có thể so sánh để biết mình đang ở đâu. Tôi nghĩ động thái của thủ tướng thể hiện mong muốn đất nước đổi mới.
- Phan Thị Thanh Phương: Hiện nay ngoài chuyện quản lý chung của Ðảng, Ðảng còn tổ chức những đơn vị như là cánh tay nối dài của mình, nhưng thực tế là tham gia công tác điều hành chung.
Tôi ví dụ bạn Nguyễn Thị Phương Thảo từng là chủ tịch Hội Sinh viên Trường đại học Kỹ thuật công nghệ. Khi tôi là sinh viên thì sinh viên chưa được đảm nhiệm vai trò này.
Trong quá trình thay đổi, nhận thức lại rằng tổ chức hội sinh viên phải để sinh viên thể hiện vai trò của mình, nên đã có quan điểm chỉ đạo rằng tất cả chủ tịch hội sinh viên các trường phải là sinh viên, tăng số lượng các phó chủ tịch.
Nghĩa là hiện nay Ðảng đang giao nhiệm vụ cho các bạn trẻ ở các tổ chức để họ tiếp cận đúng đối tượng của họ. Tôi nghĩ đó là sự tin tưởng. Hồi trước nếu là bí thư chi bộ sinh viên phải là thầy cô để định hướng quan điểm của sinh viên, nhưng bây giờ sinh viên sẽ là bí thư, phó bí thư chi bộ. Tôi thấy đó là sự thay đổi rất lớn.
* Chúng ta đều thấy Ðảng có nhiều đổi mới, nhiều mục tiêu, chính sách hướng đến người trẻ. Nhưng vì sao một bộ phận trẻ vẫn phân vân bước vào Ðảng?
- Lê Phúc Yên: Ông nội và ba tôi đều là đảng viên nhưng tôi vẫn chưa vào Ðảng. Tôi đã ứng tuyển và đi làm ở nhiều doanh nghiệp, tôi thấy người trẻ có rất nhiều cơ hội, nhiều nghề nghiệp để lựa chọn. Vào Ðảng cũng phải từ hai phía.
- Phan Thị Thanh Phương: Hồi tôi còn là bí thư chi bộ sinh viên, có bạn hỏi em muốn đi du học, chưa muốn vào Ðảng. Tôi nói vẫn ủng hộ em, vấn đề là em đi du học rồi, em lĩnh hội được những điều tốt, em làm tốt nhất cho em đi. Vì bản thân một người tốt sẽ làm đất nước tốt lên hơn. Bản thân tôi rất coi trọng những người thẳng thắn như vậy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận