20/07/2010 08:11 GMT+7

Đắng lòng mùa thi: Áp lực dây chuyền

TÙNG LÊ (tunglm_2703@...)
TÙNG LÊ (tunglm_2703@...)

TT - Từ lớp 1 học sinh đã chịu áp lực phải luôn đạt điểm 9, 10. Đến lớp 4, 5 các em gánh thêm áp lực vào lớp 6 trường chuyên; lên lớp 9 thì phải vào lớp 10 trường chuyên; học xong lớp 12 chắc chắn phải vào đại học. Những áp lực dây chuyền đã bám theo HS suốt từ năm này đến năm khác...

Mf0GWMtN.jpgPhóng to
Phụ huynh luôn muốn con mình học trường tốt, đạt kết quả tốt. Đó là mong ước chính đáng, nhưng đôi lúc lại tạo ra áp lực đối với con em mình. Trong ảnh: phụ huynh không giấu được sự lo lắng khi nghe ông Trần Hữu Hòa (bìa trái - phó hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie, TP.HCM) tư vấn chọn ban trước khi HS vào lớp 10 (ảnh chụp sáng 19-7)- Ảnh: NHƯ HÙNG

Tại kỳ thi học sinh giỏi bậc THCS cấp thành phố (do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức tháng 3-2010), bảo vệ hội đồng thi Trường THCS Trần Văn Ơn đã phát hiện một thí sinh ở trong nhà vệ sinh suốt thời gian diễn ra kỳ thi.

“Mời lên hỏi chuyện, em cho biết mình không đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quận, nên không có tên trong danh sách đội tuyển dự thi cấp TP. Tuy vậy, vì ba mẹ quá kỳ vọng nên em không dám nói thật. Ngày diễn ra kỳ thi, mặc dù không có tên trong danh sách em vẫn nói người nhà đưa đi thi. Em là HS của một trường THCS nổi tiếng tại Q.1” - ông Nguyễn Văn Hiếu, phó chủ tịch hội đồng thi HS giỏi cấp TP, kể.

Kỳ vọng

Cũng theo ông Hiếu: “Em mở cặp cho chúng tôi xem, thấy có tập học ôn thi của đội tuyển HS giỏi. Em cho biết từ tháng 1-2010, khi có kết quả thi HS giỏi cấp quận đồng thời các phòng GD-ĐT lập đội tuyển để bồi dưỡng đi thi, hằng ngày em vẫn nói dối ba mẹ và xách cặp đi học ôn. Tôi nghĩ trong khoảng thời gian hơn hai tháng đó, em đã phải trải qua những tháng ngày nặng nề, xáo trộn...”.

Có điểm 10 mẹ sẽ khen

Hộp thư “Điều em muốn nói” của Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 đã nhận được những lời tâm sự của một HS: “Mỗi khi đi học về mẹ hỏi con có điểm 10 nào không, có thì mẹ khen. Nhưng mỗi khi có một con 7 thì tối đó con lại được nghe “vầng trăng cổ nhạc”, những câu lý ai oán, những câu hò sướt mướt, những bài hát nghe “đen đét” mà bà mẹ, ông bố nào cũng biết, hàng xóm láng giềng đều nghe hết...” (trích nguyên văn). HS này cho biết bố mẹ đã định hướng cho em phải vào được lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, tệ lắm cũng phải học Trường THCS Nguyễn Du hoặc Võ Trường Toản (Q.1) chứ không thể khác.

Những ngày giữa tháng 7 này, TP.HCM thường mưa vào buổi tối. Dạo một vòng quanh các trường Đồng Khởi, Minh Đức, Trần Hưng Đạo, Lương Thế Vinh (các điểm giảng dạy của cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng - nơi được xem là “lò” luyện thi vào trường phổ thông chuyên của TP.HCM)... chúng tôi thấy ngoài cổng trường khá nhiều phụ huynh khoác áo mưa cần mẫn đợi con em tan học.

Làm quen với anh Huy tại cổng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1, co ro trong chiếc áo mưa thùng thình anh cho biết: “Nhà tôi ở Hóc Môn, một tuần ba buổi chở con gái đến đây học thêm để năm sau thi vào lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa. Dân ngoại thành mà không học thêm thì không đọ nổi với HS Q.1, Q.3”.

Sao anh không cho bé đi học trường gần nhà? - “Bạn tôi giới thiệu cơ sở này, nghe nói đã học ở đây là thi đậu cho dù tỉ lệ chọi không thua gì vào đại học. Bé nhà tôi đã học từ lớp 4 đến nay, những ngày hè còn đỡ chứ trong năm học cực hơn nhiều”.

Một tuần ba buổi chở con đi trong điều kiện giao thông thường xuyên kẹt xe như hiện nay anh có ngán không? - “Ngán thì không nhưng đôi lúc cũng mệt mỏi. Tất cả vì tương lai của con thì phải ráng chứ biết sao...” - anh Huy tâm sự.

Muốn con là... thần đồng

Trao đổi với chúng tôi, bà Đàm Lê Đức, phó hiệu trưởng cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, thừa nhận: “Các chi nhánh của tôi đều tập trung tại Q.1 nhưng HS không chỉ ở nội thành mà cả ở Nhà Bè, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh...”.

Theo bà Đức, cơ sở này nhận HS từ lớp 4 để chuẩn bị thi vào lớp 6, lớp 10 trường chuyên và vào đại học.

“Những năm trước HS phải đạt 5 điểm (đối với bậc THPT), 6 điểm (bậc THCS), 7 điểm (bậc tiểu học) môn toán mới được thi xếp lớp và học thêm. Nhưng hằng năm số HS đăng ký quá đông, để đảm bảo chất lượng chúng tôi đã tăng thêm 1 điểm “đầu vào” đồng thời HS phải đạt hạnh kiểm khá” - bà Đức nói.

Trong một hội thảo về dạy con làm người được tổ chức mới đây tại TP.HCM, nhà văn Nguyên Ngọc đã phát biểu: “Thời nay nhiều bậc cha mẹ cứ muốn con mình là thần đồng, cái gì cũng phải biết, học thì phải luôn xếp loại giỏi, thi đậu vào trường nổi tiếng. Họ không biết rằng thần đồng chỉ chiếm vài phần trăm trong số hàng tỉ người. Đừng ép con phải làm theo ý mình, gây quá sức cho trẻ. Để trẻ học tập, làm việc theo đúng khả năng mà trẻ có mới là thương con. Ép trẻ học hành quá sức, đặt ra mục tiêu quá cao là làm khổ trẻ”.

* Là một người trong ngành y khoa, chúng tôi có nhiều dịp tiếp xúc với nhiều bệnh nhân tuổi học trò bị bệnh do phải học quá nhiều, học bất kể thời gian, mất cân đối giữa học và nghỉ ngơi... Chúng tôi đã từng đặt tên cho các trường hợp bệnh lý đó là “hội chứng... học thay cho bố mẹ” vì đa số trường hợp chúng tôi gặp đều có một thông số chung là “bị” hay “được” (?) cha mẹ ép buộc phải học thật giỏi, không chỉ giỏi chữ mà còn phải giỏi nhiều kỹ năng khác... Tuy nhiên không ngờ bây giờ chúng tôi lại biết các em học sinh của chúng ta lại còn bị nhiều áp lực học tập từ các phía khác nữa (bạn bè, anh chị, họ hàng... và cả hàng xóm!).

Hiện tại chúng ta không thể nhanh chóng loại bỏ các kỳ thi (như từng có ý kiến đề nghị) để tránh áp lực cho các em, tuy nhiên nếu quan tâm hơn đến tâm lý của con em khi phải đối diện với thi cử, để từ đó có bước hướng dẫn các em đi đúng hướng, xin các bậc cha mẹ đừng gây áp lực cho con cái, đừng bắt chúng “học thay” mình hoặc phải theo gương mình.drdtx@...

* Bệnh thành tích là cách mà một bộ phận giáo viên, nhất là trường chuyên lớp chọn và các bậc phụ huynh áp đặt một cái đích quá sức cho học sinh, giống như việc đặt một gánh nặng ngàn tấn lên vai các em.

Tôi nhớ lại câu chuyện một học sinh trường chuyên ở tỉnh tôi đã nhảy xuống hồ sâu tự tử vì chỉ đoạt giải khuyến khích học sinh giỏi. Rất may em được cứu sống kịp thời. Sau đó em kể bị thầy hiệu trưởng quở trách nặng nề vì mục tiêu đoạt giải nhất của em do thầy đặt ra không đạt.

Mặt khác, những định kiến của xã hội kiểu như phải thi vào y, bách khoa mới là giỏi cũng tác động đến các em. Có ai quan tâm các em thích nghề gì, thích học trường gì?

__________

* Tin bài liên quan:

"

TÙNG LÊ (tunglm_2703@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp