Bà Nancy Pelosi ăn mừng ở thủ đô Washington sau khi kết quả bầu cử giữa kỳ cho thấy phe Dân chủ kiểm soát Hạ viện ngày 6-1- Ảnh: REUTERS
Nếu phe Dân chủ kiểm soát Hạ viện, họ không nên phí thời gian đi điều tra - mà nên tập trung thực hiện những gì cử tri đã bầu cho họ để làm
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ ngày 7-11 (giờ Mỹ) chứng kiến những diễn biến được dự đoán từ trước. hoàn thành mục tiêu giành đủ 218 ghế để kiểm soát Hạ viện, trong khi phe Cộng hòa giữ được Thượng viện.
Cân bằng hơn, chia rẽ hơn
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ này thường được ví như một sự kiện "trưng cầu" để người dân để phán xét về hai năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Phe Cộng hòa mất ghế chứng tỏ ông không được lòng dân, chính sách của ông không ổn. Nhưng...
Lịch sử bầu cử Mỹ ghi nhận rằng cứ mỗi thời điểm bầu cử giữa kỳ, đảng cầm quyền sẽ mất uy tín tại Hạ viện. Đó là điều vẫn xảy ra trong các chính quyền gần nhất, từ trào tổng thống George W. Bush năm 2006 cho tới Barack Obama năm 2010.
Thậm chí, Đảng Dân chủ mới là bên hiểu rõ nhất mức độ tàn phá của một cuộc bầu cử giữa kỳ. Chính ông Obama là minh chứng với việc mất tới 63 ghế ở Hạ viện và 6 ghế Thượng viện, một cú tuột dốc thuộc hàng lịch sử. May mắn là phe Dân chủ đã trở lại Hạ viện sau 8 năm.
Đó có thể là chi tiết khiến người ủng hộ Đảng Dân chủ có lý do để lắng lại một chút sau những giây phút tận hưởng cảm giác chiến thắng.
Tại Texas, nơi diễn ra một trong những màn "so găng" đáng chú ý nhất cuộc bầu cử Quốc hội này, một "siêu sao" của Đảng Dân chủ là Beto O’Rourke đã thất bại trước Ted Cruz của Đảng Cộng hòa - người từng tranh cử tổng thống năm 2016.
Rõ ràng, trong 5 kịch bản khả dĩ mà báo Washington Post đưa ra trước ngày bầu cử, cuộc bỏ phiếu lần này rơi vào một thực tế không quá lạc quan: Dân chủ thắng Hạ viện nhưng không áp đảo, và ngược lại bị phe Cộng hòa áp đảo ở Thượng viện.
Điều đó đồng nghĩa quyền hành pháp của tổng thống tại Thượng viện vẫn y nguyên, có điều giờ đây các luật muốn thông qua ở Hạ viện chắc chắn gặp khó khăn.
Hãng tin Reuters nhận xét rằng sự lãnh đạo bị chia đôi ở Quốc hội Mỹ, kết hợp với một vị tổng thống có vẻ "cuồng" quyền hành pháp như ông Trump sẽ khiến Washington rơi vào cảnh phân cực và thậm chí bế tắc.
Lo cho năm 2020
Đảng Dân chủ tái kiểm soát Hạ viện cũng đồng nghĩa lãnh đạo của họ tại cơ quan này là Nancy Pelosi sẽ nắm ghế chủ tịch thay Paul Ryan của Đảng Cộng hòa. Bà Pelosi cũng là một trong những người nổi bật nhất của phe Dân chủ, nhưng có vẻ không nhiều hi vọng cho một cuộc "lật đổ" nào.
Việc tiếp tục duy trì quyền lực tại Thượng viện nghĩa là cơ quan này đủ mạnh để bảo vệ ông Trump trước nguy cơ bị người Dân chủ vận động phế truất.
Những gì phe Dân chủ có thể làm là nắm quyền giám sát khối hành pháp của tổng thống, yêu cầu triệu tập - điều trần những vấn đề trong chính quyền, hoặc tập trung vào tờ khai thuế của ông Trump cũng như đẩy mạnh cuộc điều tra vào nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Phóng viên của tờ báo Anh Guardian nhận định "đừng đặt cược vào một nỗ lực phế truất ông Trump" như một số người thuộc phe cánh tả muốn thấy. Thay vào đó, hãy tập trung vào câu chuyện chính sách, mà thậm chí rất có thể sẽ trông thấy sự hợp tác giữa Đảng Dân chủ với ông Trump, như chính phe Dân chủ đã nói.
Sau chiến thắng ở Hạ viện, một nhóm các nghị sĩ lập pháp đã chuẩn bị cho cuộc cải cách, nhằm làm được cái gì đó, thay vì chiến thắng nhờ vào sự phản đối dành cho ông Trump như một số phân tích của vài tờ báo Mỹ trước bầu cử.
Cụ thể, nhóm cử tri gốc Latin tại Mỹ vẫn bị "bỏ rơi", và sẽ không thể là một dạng mà phe Dân chủ có thể "swing" (đảo chiều) cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Chủ tịch Nhóm nghị sĩ tiến bộ tại Hạ viện (CPC) Mark Pocan (nghị sĩ Dân chủ tại Wisconsin) nói: "Chúng ta luôn có hệ thống thành viên lớn trong phe Dân chủ, nhưng chúng ta mỏng và yếu. Chúng ta không có cơ bắp để phô ra bởi vì chúng ta không có cấu trúc để làm điều đó".
Đồ họa: V.CƯỜNG
6 việc cần làm của bà Nancy Pelosi
Nancy Pelosi, người sẽ trở thành chủ tịch Hạ viện, đề ra 6 ưu tiên về lập pháp Đảng Dân chủ phải theo đuổi, bao gồm:
* Luật về y tế tập trung vào việc giảm giá thuốc.
* Luật về chi tiêu hạ tầng mới tập trung vào tăng lương.
* Bảo vệ đạo luật "Dreamers", giúp đỡ trẻ em nhập cư không giấy tờ trên đất Mỹ.
* Thúc đẩy một "tiến trình kiểm tra thân thế đúng mực để ngăn bạo lực súng đạn".
* Thúc đẩy Đạo luật Công bằng, tăng thêm quyền lợi, sự bảo vệ cho phụ nữ và người trong giới LGBT hiện đang có trong Đạo luật Quyền công dân (Civil Rights Act).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận