Hình ảnh do một người cha chụp con mình và đưa lên Facebok cá nhân cũng phải xin phép? - Ảnh: Thuận Khánh |
Nhiều ý kiến cho rằng là bất khả thi, không cần thiết và xa rời thực tế.
"Nếu bây giờ quy định mỗi lần đưa ảnh lên mạng phải xin phép thì tôi không biết Bộ VH-TT&DL có cấp phép nổi không?" - Nhiếp ảnh gia Duy Anh (Tuổi Trẻ ngày 14-7) |
Bạn Hoàng Minh cho biết mình tham gia các nhóm nhiếp ảnh trên Facebook khá lâu, các thành viên (có cả người nước ngoài) đều gửi ảnh lên Facebook này.
“Giờ mỗi ngày cả trăm ảnh, có cả người nước ngoài thì họ nghĩ sao và đánh giá thế nào về VN?”, bạn Hoàng Minh đặt câu hỏi.
Bạn Võ Mạnh Cường đặt câu hỏi: "Trang cá nhân thường được gọi tường nhà hay là nhà,có nghĩa là nhà riêng của người ta. Vậy treo ảnh trong khuôn viên nhà người ta cũng phải xin phép?".
Bạn Nguyễn Lợi nói: Bản thân tôi cũng thỉnh thoảng post ảnh lên Facebook vì đam mê nhiếp ảnh phong cảnh, chân dung. Đó là những bức ảnh cảnh quê êm đềm, những phố thị sầm uất, chân dung nam nữ, người trẻ, người già… nhằm mô tả những giá trị thời gian trôi qua của mỗi người chúng ta. Thiết nghĩ cơ quan chức năng đừng làm khó cho những người ưa thích nghệ thuật như chúng tôi".
Một bạn khác đặt câu hỏi: Vậy chụp ảnh tự sướng cũng phải xin phép à?
"Khi ban hành thông tư hướng dẫn nghị định, cơ quan có thẩm quyền có thể quy định, giải thích chi tiết, tránh việc áp dụng tùy tiện và gây tâm lý hoang mang không đáng có" - Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Tuổi Trẻ ngày 14-7) |
“Ở miền núi, chụp được cảnh con trâu bơi qua suối cũng phải về “phố tỉnh” xin phép đăng ảnh?”, một câu hỏi khác từ bạn Hải Luận.
Một bạn tên Ninh đặt câu hỏi cơ quan nào quản lý và cấp phép cho xuể nếu quy định như vậy.
“Giả sử gia đình tôi đi xem triển lãm ảnh của các nhiếp ảnh gia tổ chức và họ đã xin phép rồi, thấy ảnh của họ quá đẹp cả gia đình tôi đứng chụp chung làm kỷ niệm rồi về đưa lên Facebook để khoe với bạn bè thì cũng tiếp tục xin cấp phép rồi mới được khoe hay sao?”, bạn Ninh thắc mắc.
Bạn Acca nhận xét nếu quy định như vậy thì “cấm sử dụng các mạng xã hội luôn cho nhanh”.
Bạn Hai Thanh cho rằng khi làm luật nên tham khảo luật của các nước phát triển chứ “đừng làm khác người”.
Bạn TAT dự đoán quy định này “rồi sẽ đi vào ngõ cụt vì không thực tế và không áp dụng được”.
Bạn Juan P. cho rằng vấn đề đáng quan tâm là ý thức cộng đồng chứ không phải quản lý kiểu “không quản được thì cấm”.
Bạn Văn Hải đề xuất “nên bớt các luật con rườm rà, thay vào đó là luật bao quát hơn: làm bất cứ gì cũng phải xin phép, tùy nghành nghề mà đưa đơn đúng bộ chủ quản”.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: "Xin phép là đúng vì khi có được giấy phép coi như những bức ảnh đăng có bản quyền được nhà nước công nhận, nên các tổ chức, cá nhân sao chép làm apphich quảng bá du lịch... phải trả phí".
Một bạn khác nêu: "Luật bản quyền nội dung số quốc tế đã có. Mọi thông tin trên internet đều phải tuân thủ, bạn có quyền tuyên bố bản quyền đối với các tác phẩm do bạn sáng tạo ra. Ở nước ngoài không ai lấy nội dung của bạn khi không được phép đâu. Vấn đề là bạn có muốn khiếu nại với tác phẩm bị sao chép trái phép của bạn không thôi".
Giới trẻ hiện có thói quen chụp món ăn trước khi dùng bữa để đưa lên mạng xã hội - Ảnh: Thuận Khánh |
Bạn Trần Quốc Dũng bày tỏ ý kiến:
"Ngày xưa không phải ai cũng có máy ảnh. Chụp được một bức ảnh rồi in ra cũng tốn kha khá tiền, chưa nói đến ảnh phóng lớn để triển lãm, và để chuẩn bị cho một cuộc triển lãm thì cũng tốn khá nhiều thời gian nên việc xin phép cũng coi là chấp nhận được đi.
Ngày nay ai cũng chụp ảnh và chỉ vài giây là đăng lên mạng 1 vài bức ảnh. Nếu mà cứ xin phép hết thì chết.
Vậy chỉ cần ràng buộc trách nhiệm người công bố ảnh phải tôn trọng bản quyền, thuần phong mỹ tục... Nếu phát hiện thấy vi phạm thì phạt. Như vậy mới phù hợp với thời đại".
Vừa qua, sau khi báo chí, các nhiếp ảnh gia, luật sư lên tiếng không đồng tình khi Thông tư 01/2016 của Bộ VH-TT&DL quy định cấm người đẹp chụp ảnh khoả thân, Bộ VH-TT&DL đã đăng tải một bản dự thảo sửa đổi của Thông tư này trên trang tin điện tử, trong đó . |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận