14/04/2020 16:06 GMT+7

Dân trốn cách ly xã hội, Indonesia trưng quan tài 'Ở nhà hay ở trong hòm'

ĐỒNG LỘC (Nguồn: The Jakarta Post, South China Morning Post, CNN)
ĐỒNG LỘC (Nguồn: The Jakarta Post, South China Morning Post, CNN)

TTO - Trưng quan tài với dòng chữ 'Ở nhà hay ở trong hòm', cảnh sát đội mũ bảo hộ hình virus corona, lập 'biệt đội ma'... nhà chức trách Indonesia đã áp dụng nhiều cách khác nhau để người dân tuân thủ cách ly xã hội.

Biện pháp 'độc nhất vô nhị' ngăn người dân trốn cách ly xã hội của Indonesia - Video: YOUTUBE/REUTERS

Lệnh phong tỏa để tránh dịch COVID-19 của chính phủ Indonesia đã làm nhiều cư dân nước này cảm thấy bực bội vì cứ phải ở ru rú trong nhà. Bởi vậy, nhiều người đã tìm cách lẻn ra ngoài vào ban đêm. Điều này buộc giới chức địa phương thực hiện những biện pháp "phi chính thống" để buộc người dân phải ở tại nhà.

Ở làng Kepuh ở vùng Trung Java, các thanh niên tình nguyện ở địa phương đã hợp tác với giới chức địa phương để thực hiện một chiến dịch "nhát ma" dân làng. Các thanh niên quấn vải trắng lên người, bôi mặt trắng toát và tô đen vùng mắt, nhìn như một xác chết bó trong vải liệm, giống hệt một hồn ma mô tả trong truyền thuyết dân gian lâu đời ở Indonesia, gọi là ma vải liệm "pocong". 

Truyền thuyết cho rằng, nếu một người chết đi mà linh hồn không đi đầu thai được sẽ trở thành bóng ma vất vưởng nơi đầu ghềnh cuối bãi và quấy phá người sống. Truyền thuyết này cũng rất phổ biến ở nước láng giềng Malaysia.

Một số dân làng lẻn ra ngoài vào buổi tối bất ngờ bắt gặp ma quấn vải liệm, khuôn mặt trắng bệch với đôi mắt đen trũng sâu, khi ẩn khi hiện trên những con đường trong làng làm họ rất sợ hãi. Ban đầu, chiến dịch "nhát ma" không đạt hiệu quả như mong đợi bởi khi tin đồn "ma xuất hiện", một số cư dân tò mò đã lẻn ra đương rình xem "ma".

"Biệt đội ma" phải thay đổi chiến thuật: họ đi thành từng nhóm trên các con đường làng, không xuất hiện lẻ tẻ và thoáng chốc như trước. Các "pocong" cũng ngồi ở chốt kiểm tra trên các ngõ vào làng từ 8h tối đến 12h đêm.

Lần này thì có hiệu quả rõ rệt, một giới chức làng Kepuh cho báo Jakarta Post biết: "Chúng tôi làm điều này để người dân phải ở nhà vào ban đêm chứ không cổ súy mê tín dị đoan. 

Dân trốn cách ly xã hội, Indonesia trưng quan tài Ở nhà hay ở trong hòm - Ảnh 2.

Hai 'con ma pocong' đang canh gác ở một chốt kiểm soát vào lang Kepuh - Ảnh 9news.com.au

Chiến dịch "nhát ma" này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, ba ngày nay không còn ai ra ngoài vào ban đêm, cũng như không còn cảnh người dân tụ năm tụ ba trên đường sau buổi cầu kinh Hồi giáo thường nhật vào chiều tối" (Indonesia là quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới với 239 triệu tín đồ trong tổng dân số 263 triệu).

Không chỉ làng Kepuh, làng Galang thuộc tỉnh East Nusa Tenggara cũng làm tương tự. Giới chức địa phương tung tin đồn về sự xuất hiện của các loài ma quỷ nổi tiếng trong truyền thuyết địa phương và cũng đạt được kết quả khả quan, dân làng không dám lẻn ra ngoài vào ban đêm như trước.

Lực lượng cảnh sát giao thông ở hạt Mojokerto thuộc Đông Java thì đội mũ bảo hộ có hình dáng giống con virus corona khi thi hành nhiệm vụ để gây ấn tượng mạnh về sự nguy hiểm của dịch bệnh. Họ cũng nhắc nhở người dân có ý thức chấp hành lệnh phong tỏa và giãn cách cộng đồng để phòng chống bị lây nhiễm COVID-19.

Cũng ở Indonesia, các chốt kiểm tra giao thông trưng bày cỗ quan tài trắng với dòng chữ "Stay Home or Stay Here" ("Ở nhà hay ở trong hòm"). Các cơ quan chức năng Ấn Độ và Philippines cũng thực hiện biện pháp "trưng quan tài" để cảnh báo tương tự.

Dân trốn cách ly xã hội, Indonesia trưng quan tài Ở nhà hay ở trong hòm - Ảnh 3.

Một cảnh sát giao thông Indonesia đội mũ bảo hộ có hình virus corona để nhắc người dân nhớ giữ giãn cách xã hội - Ảnh 9news.com.au

Dân trốn cách ly xã hội, Indonesia trưng quan tài Ở nhà hay ở trong hòm - Ảnh 4.

Chốt kiểm soát giao thông trưng một chiếc quan tài với lời cảnh báo 'Ở nhà hay ở trong hòm' - Ảnh Twitter

Dân trốn cách ly xã hội, Indonesia trưng quan tài Ở nhà hay ở trong hòm - Ảnh 5.

Cảnh sát Indonesia cũng hóa trang thành những siêu anh hùng trong phim để nhắc nhở người dân ý thức giãn cách xã hội - Ảnh 9news.com.au

Từ khi xảy ra đại dịch COVID-19, Indonesia đã có hơn 4.200 ca nhiễm và hơn 370 người tử vong. Một nghiên cứu của Đại học quốc gia Indonesia cảnh báo rằng nếu chính phủ không xiết chặt thêm biện pháp phong tỏa thì đến tháng 5-2020 sẽ có 1,5 triệu ca nhiễm và 140.000 người tử vong vì dịch ở nước này.

Người châu Phi muốn tháo chạy khỏi Trung Quốc vì bị kỳ thị trong mùa COVID-19 Người châu Phi muốn tháo chạy khỏi Trung Quốc vì bị kỳ thị trong mùa COVID-19

TTO - Trung Quốc đang đối mặt khủng hoảng ngoại giao với lục địa đen khi bị cáo buộc phân biệt đối xử với người gốc Phi tại nước này. Hôm 11-4, tờ báo lớn nhất Kenya chạy dòng tít "Công dân Kenya tại Trung Quốc: Hãy cứu chúng tôi khỏi địa ngục".

ĐỒNG LỘC (Nguồn: The Jakarta Post, South China Morning Post, CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp