05/12/2024 12:20 GMT+7

Dân ‘tố’ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp trồng rừng?

Người dân “tố” Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp được đưa máy cuốc vào tiểu khu 34 để xử lý thực bì trồng lại tràm mới và trồng một số cây keo lai trên bờ bao, còn người dân xin không được.

Dân ‘tố’ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp trồng rừng? - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Văn Duẩn dùng vỏ máy đưa chúng tôi len lỏi trong tiểu khu 34 để xem doanh nghiệp xử lý thực bì, trồng cây keo lai bên bờ nhưng người dân không được - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 5-12, ông Huỳnh Văn Duẩn - ngụ xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang - dùng vỏ máy dẫn phóng viên từ sông Cán Gáo len lỏi vào trong rừng tiểu khu 34 xem thực tế doanh nghiệp đưa máy cuốc vào xử lý thực bì để trồng lại tràm. 

Phải mất gần 30 phút chúng tôi mới vào được khu vực mà doanh nghiệp Q.V.D. đang thu hoạch tràm và xử lý thực bì, trồng tràm mới.

Vì sao Ban quản lý rừng Kiên Giang bị người dân ‘tố’?

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, toàn khu vực này có gần 100ha đang được doanh nghiệp thu hoạch tràm và cho xe cuốc vào xử lý thực bì.

Khu vực này được doanh nghiệp chia làm nhiều bờ bao, nhiều ô khác nhau. Trên mỗi bờ bao giữa các khu đất đều được doanh nghiệp trồng cây keo lai. 

Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, sau 4 năm trồng có thể cho thu hoạch 200 triệu đồng/ha.

"Tại sao doanh nghiệp được cấp phép đưa máy vào xử lý thực bì, còn bà con chúng tôi lại không được. Cây tràm hiện nay rớt giá mà họ không cho bà con xử lý thực bì thì trồng cây sẽ không phát triển. 

Họ cũng không cho trồng cây keo lai thì bà con làm sao sống. Tôi nghĩ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp vì chúng tôi đề nghị hơn 2 năm nay nhưng không ai cho phép", ông Duẩn bức xúc nói.

Dân ‘tố’ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp trồng rừng? - Ảnh 2.

Khu vực của Công ty Q.V.D. đang thu hoạch tràm trong tiểu khu 34 - Ảnh: BỬU DẤU

Còn ông Trần Văn Thắng - ngụ xã Đông Hưng B, có 6ha rừng tràm nhận giao khoán rừng - kể: “Ở tiểu khu 34 có 145 hộ dân sinh sống. Cuộc sống bà con dựa vào việc nhận giao khoán rừng là chính. 

Tuy nhiên, cây tràm rớt giá thê thảm nhưng địa phương không cho trồng keo lai nên nhiều người chán nản không trồng tràm nữa mà để đất trống nhiều lắm. Nhiều người đã bỏ xứ đi nơi khác làm thuê rồi".

Lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Kiên Giang cho hay Công ty Q.V.D. được giao khoán rừng 130ha tại tiểu khu 34. Hiện nay công ty này đang xử lý thực bì trồng tràm mới. Đối với các bờ bao, công ty và người dân đều có trồng cây keo lai hay các loại cây trồng khác để kiếm thêm thu nhập.

Bà con nào thu hoạch tràm 10% trong tổng số diện tích nhận giao khoán vẫn được cho xử lý thực bì. Tuy nhiên, hiện nay giá tràm rớt thê thảm nên đôi khi tiền thuê nhân công thu hoạch tràm sẽ cao hơn tiền bán cây tràm. 

"Vì vậy, nhiều người không mặn mà thu hoạch tràm hay trồng mới. Việc bà con nói xin xử lý thực bì không được thì tôi sẽ cho anh em kiểm tra lại. Khu vực này là rừng phòng hộ chỉ trồng cây tràm. Kiên Giang chưa có chủ trương chuyển đổi cây keo lai như các tỉnh khác nên không thể cho bà con trồng cây keo lai được", vị này nói.

Sau đây là một số hình ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận được:

Dân ‘tố’ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp trồng rừng? - Ảnh 3.

Khu vực mới xử lý thực bì và trồng tràm mới của Công ty Q.V.D. - Ảnh: BỬU ĐẤU

Dân ‘tố’ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp trồng rừng? - Ảnh 4.

Máy cuốc của Công ty Q.V.D đưa vào tiểu khu 34 để xử lý thực bì và nạo vét trong rừng, còn người dân không được - Ảnh: BỬU ĐẤU

Dân ‘tố’ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp trồng rừng? - Ảnh 5.

Để vào trong rừng, chúng tôi phải vượt trạm của Công ty Q.V.D. chặn ngay lối ra vào của các vỏ lãi - Ảnh: BỬU ĐẤU

Dân ‘tố’ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp trồng rừng? - Ảnh 6.

Ông Huỳnh Văn Duẩn chỉ cho chúng tôi hai bên bờ cây keo lai của doanh nghiệp chuẩn bị thu hoạch có giá hơn 200 triệu đồng/ha sau 4 năm trồng - Ảnh: BỬU ĐẤU

Dân ‘tố’ Ban quản lý rừng Kiên Giang ưu ái doanh nghiệp trồng rừng? - Ảnh 8.San ủi cây rừng tái sinh để... trồng keo lai

TTO - Một số người dân ở xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận phản ánh đến Tuổi Trẻ về việc cây rừng ở đây bị một số cá nhân đưa xe múc đến san ủi nhiều hecta để trồng keo lai, nhưng các cơ quan chức năng địa phương không xử lý rõ ràng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp