Phóng to |
Việc công bố quy hoạch và thu thập ý kiến của người dân trong quá trình lập quy hoạch đô thị xưa nay chỉ như một thủ tục - Ảnh: V.N.A.. |
Cụ thể như lấy ý kiến người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lấy ý kiến của người dân về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, luật còn quy định về quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý sử dụng đất và người dân có quyền theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai.
Dân góp ý quy hoạch: vẫn còn hình thức
Trước đây, Luật quy hoạch đô thị có quy định về việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trong quá trình lập quy hoạch như một thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều cán bộ làm quy hoạch “than” rằng do trình độ dân trí chưa cao, ý kiến của người dân lặt vặt, chỉ thiên về bảo vệ quyền lợi cho lô đất, căn nhà của mình chứ chưa góp ý được vào định hướng chung.
Và cho đến nay, việc thu thập ý kiến của người dân trong quá trình lập quy hoạch đô thị chỉ là một thủ tục.
Còn đối với quy hoạch sử dụng đất, nhiều người dân không biết gì về quy hoạch này. Chỉ khi nào người dân có nhu cầu chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất hay xin giấy phép xây dựng mà cơ quan nhà nước không giải quyết thì họ mới biết nhà, đất của mình bị kẹt quy hoạch.
Để khắc phục tình trạng này, Luật đất đai 2013 quy định cơ quan lập quy hoạch phải công khai nội dung dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên - môi trường và UBND tỉnh. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì lấy ý kiến bằng hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin trên trang tin điện tử của UBND tỉnh và UBND huyện.
Một chuyên viên về quy hoạch sử dụng đất tại TP.HCM cho rằng những quy định về lấy ý kiến của người dân chưa cụ thể lắm. Nếu đa số người dân không đồng ý với dự thảo phương án quy hoạch thì có tiếp tục lập quy hoạch theo hướng này không? Ý kiến của người dân có giá trị như thế nào? Tổ chức tiếp thu, giải trình, phản hồi ý kiến của người dân ra sao?
“Nếu sau khi người dân góp ý, cơ quan lập quy hoạch vẫn triển khai quy hoạch theo phương án cũ, không tiếp thu cũng không phản hồi cho dân biết thì dân sẽ mất lòng tin. Nên chăng cơ quan lập quy hoạch phải có phản hồi, giải thích cho người dân hiểu ý kiến nào của người dân đã được tiếp thu, nghiên cứu, ý kiến nào không được tiếp thu, lý do vì sao”, chuyên viên này góp ý.
Đối thoại với dân để xây dựng phương án bồi thường
Theo quy định hiện hành, người dân bị di dời trong dự án tham gia vào phương án bồi thường dưới hai hình thức: đại diện của người dân tham gia vào hội đồng bồi thường của dự án (thường là tổ trưởng dân phố hoặc trưởng khu phố) và cơ quan nhà nước tổ chức lấy ý kiến người dân.
Nhưng trong thực tế, rất nhiều trường hợp người dân không đồng thuận với phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt. Đây là nguyên nhân khiến nhiều dự án bồi thường kéo dài 5-10 năm và phải qua nhiều lần điều chỉnh phương án bồi thường.
Luật đất đai 2013 quy định cơ quan lập phương án bồi thường phải tổ chức họp trực tiếp với người dân bị ảnh hưởng trong dự án để lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cơ quan này phải tổng hợp, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, ý kiến không đồng ý và ý kiến khác đối với phương án.
Điểm mới của luật này là chính quyền phải đối thoại với những người dân không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đây cũng là nơi, là diễn đàn để người dân được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình, bày tỏ lý do và kiến nghị thêm những chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế.
Giá đất nhà nước sử dụng cho 6 mục đích: - Tính tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức đất ở. - Tính thuế sử dụng đất - Tính phí và lệ phí - Tính tiền xử phạt hành chính - Tính tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại - Tính giá trị quyền sử dụng đất cho người dân tự nguyện trả lại đất cho nhà nước Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể trong các trường hợp: - Tính tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ngoài hạn mức đất ở, tiền thuê đất đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển nhượng. - Tính tiền sử dụng đất đối với tổ chức khi nhà nước giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất. - Tính tiền thuê đất khi nhà nước cho thuê đất không qua đấu giá. - Tính tiền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp. - Tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. |
(*) Còn tiếp kỳ cuối: Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Mạnh Hiển: Luật đất đai 2013 không cần nhiều văn bản hướng dẫn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận