Tã giấy đã qua sử dụng được thu gom tại Hoki, tỉnh Tottori, Nhật Bản được nghiền nhỏ ra rồi tái chế thành vật liệu đốt - Ảnh: CHUNICHI SHIMBUN
Theo báo Yomiuri Shimbun, cơ quan quản lý môi trường Nhật Bản sẽ phổ biến những nguyên tắc về việc tái chế tã giấy người lớn dùng một lần tới các chính quyền thành phố để giảm loại rác thải này.
Trong các nguyên tắc đó có giới thiệu một số công nghệ mới nhất, gồm cả công nghệ biến rác từ tã giấy thành nhiên liệu.
Trước đây, năm 2015, thị trấn Hoki ở tỉnh Tottori bắt đầu thu gom rác tã giấy từ các bệnh viện và nhà dưỡng lão để tái chế. Số rác này được nghiền nhỏ, sau đó sấy khô ở nhiệt độ cao và biến thành những viên nhỏ dùng làm nhiên liệu đốt.
Một nhà máy tái chế có thể xử lý được khoảng 5.000 tấn rác tã giấy mỗi ngày bằng cách rút phần bột giấy rồi biến thành vật liệu xây dựng.
Một ông lão Nhật Bản đang vẽ tranh tại một khu vườn chung tại thành phố Ashigara, tỉnh Kanazawa, Nhật Bản - Ảnh: EPA
Tại Nhật Bản, những người dân trong độ tuổi từ 65 trở lên chiếm khoảng 27% dân số, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2017. Theo tạp chí Nikkei Asian Review, số người dân từ 75 tuổi trở lên đang tăng với tốc độ rất nhanh, trung bình tăng 30.000 người/tháng.
Cùng với việc gia tăng số cư dân lớn tuổi, Nhật Bản cũng chứng kiến mức độ tăng thêm đáng kể của lượng tã giấy dùng một lần thải ra môi trường.
Số lượng tã giấy người lớn thải ra trong 10 năm, từ năm 2007 đến 2017 đã tăng từ 840.000 tấn lên 1,4 triệu tấn. Tình trạng tã giấy người lớn thải ra đã trở thành vấn đề môi trường đáng ngại tại các vùng nông thôn khi tã giấy người lớn chiếm từ 20-30% tổng số rác thải.
Tã giấy người lớn là vấn đề môi trường khó giải quyết hơn vì chúng ướt và nặng hơn so với tã giấy trẻ em, do đó việc đốt hủy chúng cũng khó khăn hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận